This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

1./. Các loại Biến áp Xung


Loại  khung hình chữ nhật


Loại khung hình xuyến


2./.   Đặc điểm chung
Cho dù với hình dạng nào hoặc với kích thước nào thì Hệ số vòng/volt của các biến áp xung đều giống nhau.
Nếu kích thước biến áp càng lớn thì công suất của biến áp càng lớn... Đồng thời tùy thuộc vào biến áp đó sử dụng cho Nguồn Blocking hay Nguồn Switching mà sẽ có công suất khác nhau mặc dù có cùng kích thước.
Cùng một loại Biến áp nhưng nếu sử dụng cho Nguồn Blocking thì Công suất của nó sẽ nhỏ hơn Công suất của chính biến áp này nhưng được sử dụng cho Nguồn Switching.
Đồng thời cũng cùng một biến áp xung nhưng nếu sử dụng cho Nguồn Switching được tạo bởi xung PWM bất đối xứng (sử dụng IC 3842, 3845...) thì sẽ chỉ đạt bằng 70-80% so với nếu sử dụng cho Nguồn Switching được tạo bởi Xung PWM đối xứng (sử dụng IC TL494).

3./.    Số vòng dây các cuộn biến áp xung
Đối với số vòng dây của các cuộn:
Tùy vào việc nó sử dụng cho loại nguồn nào mà Hệ số Vòng/Volt giữa chúng cũng khác nhau.

3.1.  Nguồn Blocking
Đối với Nguồn Blocking thì cuộn sơ cấp (có điện áp vào trong khoảng 160VDC đến 280VDC) thì thường được cuốn 90 - 110 vòng và các cuộn có điện áp ra sẽ được tính bởi hệ số vòng/volt là 1 vòng/1,5V.
Chính vì Hệ số Vòng/Volt của Biến áp Xung sử dụng cho Nguồn Blocking rất bé nên Hiệu suất cũng như Công suất của Nguồn Blocking chỉ bằng 40-55% so với nếu sử dụng cho Nguồn Switching.

3.2.   Nguồn Switching bất đối xứng
Đối với Nguồn Switching bất đối xứng (sử dụng các IC 3842...) thì Hệ số là 1Vòng/2,5Volt. Vì thế, cuộn Sơ cấp (cấp nguồn từ 90VDC đến 320VDC) được cuốn 45 vòng. Các cuộn điện áp ra sẽ được cuốn là 5-6 vòng cho 12Volts, 2-3 vòng cho 5Volts.
Đặc biệt, đối với Nguồn Switching sử dụng IC 3842 thì cần phải cuốn cuộn phản hồi để nuôi IC là 6 vòng và phải cuốn đúng chiều thì Nguồn mới hoạt động ổn định, nếu cuốn ngược chiều thì nguồn sẽ bị kêu 'chuých chuých' và điện áp ra không đều...

3.3.   Nguồn Switching đối xứng
Đối với Nguồn Switching đối xứng (sử dụng IC TL494) thì Hệ số là 1 vòng/3Volts nên Cuộn Sơ cấp (cấp nguồn từ 70VDC đến 320VDC sẽ được cuốn khoảng 39 đến 42 vòng. Các cuộn điện áp ra khác sẽ được cuốn 2 vòng cho 5Volts và 4 vòng cho 12Volts...

Đồng hộ hóa thư mục trên máy tính với Google Drive, Skydrive và Dropbox

  Các dịch vụ lưu trữ trực tuyến hiện nay mà được người dùng nhắc đến với cái tên “ Điện toán đám mây” đã không còn xa lạ với những ai đã từng sử dụng 1 trong các dịch vụ này. Google Drive, Skydrive của Microsoft, Dropbox, CloudDrive Amazon,…là những dịch vụ lưu trữ hiện nay đã khá quen thuộc với nhiều người dùng Internet, từ máy tính đến các thiết bị di động. Và nếu bạn đang sử dụng và sở hữu tất cả những dịch vụ này thì có khi nào bạn nghĩ đến trường hợp đồng bộ hóa dữ liệu trên máy tính với các dịch vụ này lại với nhau không? Không phải dùng phần mềm từ hãng thứ 3, chỉ qua 1 số bước của thủ thuật dưới đây, bạn có thể sao chép và di chuyển 1 số tập tin cần thiết vào 1 thư mục đặc biệt của tài khoản.

Bạn có thể lưu trữ tại thư mục My Documents hoặc nơi nào trên máy tính mà đang làm nhiệm vụ đồng bộ hóa của bạn. Đơn giản bạn chỉ cần tạo ra 1 liên kết, 1 phím tắt cho 1 thư mục để đồng hộ hóa bất kỳ thư mục nào trên máy tính với các dịch vụ lưu trữ này mà không cần phải di chuyển nó.  

Đồng bộ hóa thư mục đối với SkyDrive và Dropbox

Để thực hiện phần đồng bộ hóa cho SkyDrive hoặc Dropbox, người viết tạo ra 1 ví dụ để hướng dẫn các bước thực hiện cho độc giả xem quá trình thực hiện sẽ như thế nào. Bạn hãy xem hình bên dưới và bên trái là 1 thư mục tài khoản SkyDrive tại ổ D (của người viết) và 1 thư mục SkyDrive Test trong My Document.

Vì thế, tôi muốn đồng bộ hóa các thư mục trong SkyDrive Test vào thư mục tài khoản SkyDrive của tôi mà không cần phải di chuyển nó. Bạn cần phải sử dụng bảng lệnh CMD (vào Start/Run gõ lệnh CMD), và gõ lệnh như sau:
mklink /J “D:\SkyDrive\Test” “C:\Users\USERNAME\Documents\SkyDrive Test”


Giải thích dòng lệnh trên như sau: người viết tạo ra 1 liên kết tượng trưng (sysmlink) bằng cách sử dụng lệnh mklink. Ở đây có 2 tham số, đầu tiên là vị trí của liên kết tượng trưng bạn muốn tạo ra và thứ 2 là thư mục nguồn. Bạn có thể thấy rằng tôi không cần tạo thư mục thử nghiệm TEST trong thư mục SkyDrive mà lệnh mklink đã thực hiện đều đó, bạn có thể đặt tên nào tùy thích. Lệnh này đã khai báo cho Windows để tạo ra liên kết trong thư mục của thư mục SkyDrive và thư mục nguồn là thư mục thử nghiệm. Sau khi liên kết được tạo ra, bạn sẽ thấy bên trong thư mục SkyDrive có 1 biểu tượng Shortcut.

Nếu bạn mở thư mục đó, đường dẫn sẽ hiển thị như được lưu trữ trong D:\SkyDrive, nhưng thực chất là nó được nằm tại thư mục SkyDrive Test trong My Documents. Vì vậy, bạn có thể thêm các tập tin và thư mục từ 1 vị trí của 2 thư mục này và cả 2 đều có nội dung tương tự vì kết quả đó chỉ là 1 thư mục chứ không phải 2.


Ví dụ trên người viết thực hiện cho SkyDrive, và cách thực hiện cho Dropbox cũng như trình tự trên.

Đồng bộ hóa thư mục đối với Google Drive
Đối với dịch vụ lưu trữ của Google thì hơi khác so với 2 dịch vụ trên, nó không hỗ trợ các thư mục liên kết tượng trưng vì nếu bạn tạo ra 1 liên kết nào đó thì sẽ không thể đồng bộ hóa lên dịch vụ lưu trữ của nó được. Tuy nhiên, ta vẫn có thể sử dụng liên kết tương trưng, nhưng hơi khác so và trái ngược với cách trên. Người viết sẽ đưa ra 1 ví dụ tham khảo sau đây.

Ở đây người viết có 1 thư mục của Google Drive ở bên trái và 1 thư mục tùy chọn lấy ở ổ D là Album Picture, mà tôi muốn đồng bộ hóa thư mục đó với Google Drive. Để thực hiện điều này, đầu tiên ta hãy di chuyển thư mục đã chọn là Album Picture vào thư mục của Google Drive. Và thư mục đó sẽ được đồng bộ hóa như bình thường. Vậy ta có thể thực hiện đồng bộ hóa bằng cách sử dụng giao diện dòng liên như trên.


Bây giờ người viết sẽ tạo ra 1 liên kết tượng trưng với thư mục AlbumPicture001  trong ổ D và trỏ đến thư mục AlbumPicture trong thư mục của ổ Google. Điều này trái ngược với những gì mà người viết đã thực hiện ở trên với SkyDrive. Truy cập vào bảng lệnh CMD, và nhập dòng lệnh sau:

mklink /D D:\AlbumPicture001 “C:\Users\USERNAME\Google Drive\AlbumPicture”

Bây giờ người viết đã tạo ra 1 liên kết tượng trưng là thư mục AlbumPicture001 tại ổ D, nơi lưu các dữ liệu của thư mục nguồn tại ổ Google. Ngoài ra bạn có thể đặt tên bất kỳ cho thư mục liên kết tượng trưng này, không cần thiết phải giống thư mục nguồn mặc dù nó vẫn là 1 Shortcut.



Ở hình trên bạn có thể thấy thư mục AlbumPicture001 được tạo ra như 1 liên kết tượng trưng sẽ được chỉ đến thư mục nguồn trong Google Drive. Nó là 1 biểu tượng Shortcut, vì thế bạn có thể xác định đó là 1 thư mục liên kết tượng trưng. Khi bạn mở thư mục liên kết này thi thực sự nó được mở từ thư mục nguồn của Google. Và kể từ đây, khi bạn thêm bất cứ dữ liệu nào vào thư mục này đều sẽ được đồng bộ hóa với Google Drive.


Như vậy, với 2 ví dụ trên có thể giúp bạn đồng bộ hóa bất cứ thư mục nào trên máy tính của bạn với 3 dịch vụ lưu trữ trực tuyến này.