This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Cúc mắt cá nhỏ



Cúc mắt cá nhỏ, Lưỡng sắc Bentham - Dichrocephala benthamii C.B. Clarke, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cúc mắt cá nhỏ
Cúc mắt cá nhỏ
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, gốc to mang nhiều thân dài 30-40cm, có lông mềm. Lá không cuống, phiến hình đàn, dài 3-6cm, rộng 2-3cm, gốc có tai ôm thân, gân phụ 3-4 cặp. Chùm hoa ở ngọn mang 9-12 hoa đầu. Hoa đầu hình bán cầu, bao chung trải ra; hoa rất nhỏ, vòng hoa ngoài cái, hoa ở giữa lưỡng tính. Quả bế dẹp dẹp, cao 1mm, không có mào lông.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Dichrocephalae Benthami
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc từ cùng cao Sapa tỉnh Lào Cai tới vùng thấp, trên các bãi cát ở Hà Nội.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị viêm gan, trẻ em tiêu hoá không bình thường, mắt quáng gà và dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, trẻ em lở miệng trắng.

Cỏ xạ hương


Mô tả: Cây dưới bụi, cao 30-70cm, tạo thành khóm xám hay lục trăng trắng, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn. Lá nhỏ hình ngọn giáo dài 5-9mm; có cuống ngắn, mép lá cuốn lại có lông như bông ở mặt dưới. Hoa nhỏ ở nách lá, dài 4-6mm, màu trắng, màu hồng và màu tía; đài lởm chởm, lông cứng, chia hai môi; tràng hình ống, các môi trên đứng, môi dưới có 3 thùy gần bằng nhau; nhị 4, lồi có bao phấn rẽ ra; nhụy có đĩa mật bao quanh. Quả bế có 4 hạch nhỏ màu nâu.
Hoa tháng 6-10
Tác dụng
Cỏ xạ hương thường được biết đến như một loại nguyên liệu sử dụng trong nấu ăn. Ngoài ra, nó còn là thảo dược với những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Cỏ xạ hương là loài cây thân thảo , sống lâu năm, có hương thơm, cao tới 40 cm, thuộc họ Lamiaceae, có nguồn gốc từ châu Âu và ngày nay được tìm thấy nhiều ở khu vực Bắc Mỹ. Ở các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha…,cỏ xạ hương được sử dụng như một loại hương liệu trong chế biến món ăn bởi mùi hương thơm nhẹ, đặc trưng giúp món ăn thêm phần ngon và độc đáo.
Lợi ích sức khỏe xạ hương mang lại:
-Kháng khuẩn tốt, chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể
- Là chất khử trùng hiệu quả, giúp mau lành vết thương, vết xước, trầy da...
- Chống buôn nôn, chữa viêm giác mạc, tê thấp, chuột rút cơ bắp, viêm rễ thần kinh, viêm dây thần kinh tọa...
- Giúp tiêu hóa dễ dàng và trị các bệnh về đường ruột
- Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm thanh quản, ho gà và viêm phế quản
- Chữa các bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra và các bệnh ngoài da
- Ngăn ngừa bệnh Alzheimer, trị viêm khớp và chứng hôi miệng
Tinh dầu xạ hương với vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau, giải cảm mạo, đau đầu, ho, bụng trướng lạnh đau, kinh nguyệt không đều, bạch đới...
Tinh dầu xạ hương được dùng để điều hoà các chức năng sinh lí, tăng cường sức đề kháng, duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, làm giảm sự mỏi mệt, kích thích các giác quan....
Ngoài những công dụng trên, cỏ xạ hương còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa rất được ưa chuộng bởi mùi thơm đặc trưng của nó.
Công thức hỗn hợp điều trị mụn bao gồm nước cỏ xạ hương đun sôi trộn lẫn sữa chua không đường, một chút bột yến mạch, bột đậu xanh, cùng một vài giọt tinh dầu đinh hương. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch vùng da mặt và cổ. Bôi hỗn hợp lên da rồi để khô, nhẹ nhàng mát xa theo hình tròn từ mặt xuống cổ, sau đó sửa sạch bằng nước ấm. Dùng hỗn hợp thường xuyên sẽ ngăn ngừa và chữa trị mụn xuất hiện trên da.

Ngoài ra, bạn có thể tạo ra hỗn hợp giúp tái tạo làn da từ cỏ xạ hương. Cỏ xạ hương tươi giã dập, đánh nhuyễn với lòng trắng trứng, sữa chua không đường, vài giọt tinh dầu cam. Hỗn hợp này dùng được cho mọi vùng da trên cơ thể, trả lại vẻ tươi sáng cho làn da nhanh chóng.

Cúc chân vịt Ấn



Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn - Sphaeranthus indicus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cúc chân vịt Ấn
Cúc chân vịt Ấn
Mô tả: Cây thảo hằng năm có lông. Thân có cánh, các cạnh có răng. Lá xoan ngược hay hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không cuống, thót lại ở gốc, ôm thân, có răng nhỏ ở mép, dài 2-4cm, rộng 6-20mm. Cụm hoa hình rổ đo đỏ, tập hợp thành cụm hoa đầu kép, xoan lúc non, tròn lúc già, to vào cỡ 1cm; lá bắc của các cụm hoa đầu đơn hình dải hay xoan ngược hẹp, có lông nhung ở ngọn, dài 3-4mm. Quả bế có hai loại; các quả ở ngoài dạng trứng thuôn có phần phụ dạng chai, các quả ở phía trong dạng tháp ngược có 4-5 cạnh không lồi.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sphaeranthi Indici
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ruộng nơi ẩm vùng đồng bằng Nam bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, Úc châu.
Thành phần hoá học: Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Hạt chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm thuốc duốc cá.

Cúc chỉ thiên

Cúc chỉ thiên


Cúc chỉ thiên, Cỏ lưỡi mèo, Chân voi nhám - Elephantopus scaber L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cúc chỉ thiên
Cúc chỉ thiên
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm cao 30-60 cm. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, thuôn thon hay thành cuống ôm thân, tù ở đầu, dài 6 -12cm, rộng 3-5 cm, có răng, có lông ráp ở cả hai mặt, với lông trắng, cứng, áp sát. Hoa tím hay hồng, xếp 4 cái thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù bao bởi hai lá bắc hình tam giác, dài 10-15mm, rộng ở gốc. Quả bế có 10 cạnh, hình thoi, có lông, cụt ở đỉnh; mào lông cứng xếp một dãy.
Ra hoa kết quả từ tháng 6 đến tháng 12.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Elephantopi
Nơi sống và thu hái: Loài cây rất phổ biến ở vùng Viễn đông và cả ở nước ta, thường gặp ven đường, ở các bãi hoang khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam. Thu hái cây vào mùa hè - thu, rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô dùng. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Lá trừ giun, lợi tiểu, kích dục.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị 1. Cảm mạo, viêm hạch hạnh nhân cấp, viêm hầu họng, viêm kết mạc; 2. Viêm gan vàng da cấp, xơ gan cổ trướng; 3. Viêm thận cấp và mạn; 4. Cước khí thuỷ thũng, lỵ, ỉa chảy; 5. Cụm nhọt, eczema, rắn cắn. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi lấy nước uống, bã đắp trừ rắn cắn (dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ cu vẽ, lá Ớt). Có thể lấy lá tươi giã với mẻ và giấm đắp trị đinh râu, nhọt độc, hoặc nấu nước rửa bệnh ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây chữa rắn cắn; nước sắc rễ và lá dùng trị đái khó, ỉa chảy, lỵ và viêm hay đau dạ dày. Rễ dùng để ngừng nôn và trộn với hồ tiêu làm thuốc đắp trị đau răng. Lá giã ra, nấu với dầu dừa dùng đắp vết loét và eczema. Ở Thái Lan, rễ và lá cây được dùng làm thuốc tránh thụ thai, thuốc bổ tăng lực và trị ho.
Ghi chú: Còn có Cúc chỉ thiên bông hay Chân voi gié - Pseudelephantopus spicatus(Aublet) Rohr (Elephantopus spicatus Aublet), cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn. Lá dùng chủ yếu làm thuốc chữa các vết thương và cũng dùng chữa sốt và lợi tiểu.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Cỏ xước chữa nhức xương


Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L., họ Rau dền – Amaranthaceae hay cây cỏ xước còn được biết đến với tên Ngưu tất nam.
 Cỏ xước là một loại thân thảo sống lâu năm, có thể cao tới gần 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Quả nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải. Hạt hình trứng dài. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây (liền cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Theo Đông y: Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng phá huyết, tiêu ứ; sao chín có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận. Dùng chữa phong thấp tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau. Dùng trong bệnh viêm khớp, sau khi sinh máu hôi không sạch. Ngoài ra, cây có xước còn có tác dụng giảm Cholesteron trong máu, chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sưng đau tụ máu. Liều dùng: 15-30g sắc uống; dùng ngoài giã đắp. Kiêng kỵ: Phụ nữ đang có thai kiêng dùng.
Sau đây là một số tấc dụng chữa bênh của có xước:
- Chữa đái ra máu: Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài (sao vàng) 40g, hạt sen (sao vàng) 40g, bông mã đề lá trắc bách diệp (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao đen); tất cả tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
- Chữa phù thũng, vàng da: Dùng cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề, dây khố rách - mỗi thứ 20-25g; sắc nước uống.
- Chữa sốt nóng, sổ mũi: Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt - mỗi thứ 30g; sắc nước uống.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.
- Chữa quai bị: Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.
-Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
- Chữa miệng lưỡi lở loét: Dùng cỏ xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.
-Chữa vàng da do tắc mật: Dùng cỏ xước 100g, gan lợn 1 bộ, nấu chung với nhau cho thật nhừ, chắt lấy nước; chia ra uống trong ngày.
- Chữa nhiễm sơn lam chướng khí, mê man nguy cấp: Dùng lá cỏ xước một nắm to (khoảng 30g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa tiểu tiện đau buốt: Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa đái đục: Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài 20g, ý dĩ 40g, rễ cỏ tranh 12g, rễ bấn trắng 12g, bông mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.
- Chữa hóc xương thông thường: Dùng lá cỏ xước một nắm, nhai nuốt dần nước, bã đắp ở cổ.
- Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi: Cỏ xước, 15-20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình); rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống;
- Chữa đau thần kinh tọa: Dùng rễ cỏ xước 20g, lá lốt 16g, thiên niên kiện 12g, củ ráy sao 12g, tô mộc 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 16g, ngải cứu 12g, ý dĩ 20g, lá thông 12g, nước 1000ml sắc còn 300ml; chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày.

cỏ Mần Trầu


Cỏ mần trầu hay mần chầu, tên khác là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cỏ vườn trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa (Poaceae).
Ảnh minh họa.
Cỏ mần trầu được dùng để chữa các bệnh như cao huyết áp, lao phổi, trẻ con bị mụn nhọt, thai phụ táo bón...
- Bệnh nhân cao huyết áp, nhổ toàn cây, cả rễ rửa sạch, thái nhỏ. Cân 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, chia 2 lần uống trong ngày.
- Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày.
- Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực. Ngày sắc 12 - 16g khô trong 300ml nước uống 2 - 3 lần.
- Trẻ con mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.
- Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ, cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.
Trẻ đái dầm lấy 20g cỏ mần trầu, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.
Ngoài ra, cỏ mần trầu với bồ kết đun lấy nước để gội đầu dùng trị tóc bạc sớm.
Ở Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng từ cây cỏ mần trầu đã chứng minh nó có tác dụng phòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Hiện nay, cỏ mần trầu còn được xếp vào nhóm những cây thuốc quý có tác dụng chữa ung thư đang được nghiên cứu.


Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng - Eleusine indica (L.) Gaertn., thuộc họ Lúa - Poaceae.


Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.


Cây ra hoa từ tháng 3-11.


Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Eleusinis Indicae.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. Viêm gan vàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn. Liều dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác. 

Tên khác: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaerth.f., họ lúa (Poaceae)
Cây thuộc thảo, sống hàng năm, cao từ 20 - 90 cm, có rễ mọc khoẻ; thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có 5 - 7 nhánh dài mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh. Cây mọc hoang ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng: Thu hái toàn cây, dùng ở dạng tươi hay khô.
Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất có chứa dẫn chất của bê ta sitosterol và palmitoyl; cành và lá tươi có flavonoid.
Tính vị, công năng: Mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan. Liều lượng: 16 - 20 g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.
Công dụng: Mần trầu được nhân dân dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít. Phụ nữ có thai có hoả nhiệt gây táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu nôn mửa và tức ngực. Trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

 
 
 
 
 

Một số đơn thuốc có mần trầu:
 

Bài 1:  Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.
Bài 2:  Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.
Bài 3:  Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.
Bài 4:  Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Tác dụng của mần trầu trong đơn là giải độc, an thai, thanh nhiệt. 
Bài 5:  Chữa viêm da, vàng da:  Cỏ mần trầu tươi  60g.  Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó)  30g. Sắc uống.
Bài 6:  Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống
Bài 7:  Chữa viêm tinh hoàn; Cỏ mần trầu  60g. Cùi vải 10 cùi.  Sắc uống.
Bài 8:  Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g,Cỏ tranh 16g.  Sắc uống.
Lưu ý: Bài thuốc số 5,6,7,8 dùng đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng. 

Lợi ích tuyệt vời từ cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có thể dùng phối hợp cùng cùi vải trị viêm tinh hoàn, với tổ kén đực làm thuốc chữa viêm gan vàng da, dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón,…

 
 

 
Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu… tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa (Poaceae). Đông y cho rằng, Người ta thường dùng toàn thân cây cỏ mần trầu để làm thuốc trị bệnh, phối hợp với nhân trần làm nước giải khát mùa hè.
Ngoài ra, còn kết hợp với rễ cỏ tranh làm thuốc chữa cảm nóng, mẩn đỏ.
Phối hợp mần trầu cùng cùi vải trị viêm tinh hoàn, với tổ kén đực làm thuốc chữa viêm gan vàng da, dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng…

Lợi ích tuyệt vời từ cỏ mần trầu

Liều trung bình cho dạng sắc mỗi ngày từ 60 – 100g. Dưới đây là một số phương thuốc tiêu biểu trị bệnh có sử dụng từ cỏ mần trầu để bạn đọc tham khảo.
Trị bệnh tăng huyết áp: Cỏ mần trầu cả cây 500g, giã nát sau khi rửa sạch để ráo nước, cho vào 1 bát nước đun sôi để nguội, bóp nhuyễn, lọc lấy nước cốt uống ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Có thể thêm chút đường cho dễ uống. Cần uống một thời gian.
Chữa sốt cao, co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu tươi 120g, sắc với 600ml nước, còn lại 400ml, chia ra làm nhiều lần, uống liền trong 12 giờ trong ngày.
Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.
Phòng viêm não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g, dùng uống ngày 1 thang, hãm uống như trà trong 3 ngày liền sau đó nghỉ 10 ngày rồi lại uống 3 ngày nữa.
Trị viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kiến đực 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.
Trị chứng cảm sốt nóng (biểu hiện khắp người mẩn đỏ, đái ít): Cỏ mần trầu 16g, rễ cỏ tranh 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Mang tiếng là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và “cứng đầu” vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á châu.


1. Mịn da mượt tóc

Người dân quê dùng cỏ mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để bóng mượt ngăn rụng tóc.
“Đã mười năm đi qua, tôi vẫn nhớ y nguyên cái ngày thầy giáo chủ nhiệm gọi tôi ra và mách cho cách dùng cỏ mần trầu uống, rửa mặt để trị trứng cá. Lúc ấy tôi còn là cô học sinh lớp 11, hễ ra ngoài là lấy khăn che, ngồi học cũng lấy tay giữ má vì trên mặt mọc đầy trứng cá. Thầy giáo tôi còn mách dùng nước mần trầu gội đầu làm đen và mượt tóc. Nghe thầy mách thì vừa vui vừa xấu hổ. Nhưng đúng là hiệu nghiệm, mặt tôi nhẵn nhụi dần”. Đó là lời kể của chị Trúc Giang, nhân viên hải quan cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).
Sự thực thì cỏ mần trầu không chỉ là bài thuốc truyền miệng mà nó có tên trong sách dược liệu của nhiều quốc gia. Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo...tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa. Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi đã viết: cỏ mần trầu là vị thuốc mát, có tác dụng ra mồ hôi, chữa sốt rát, làm mát gan. Nhờ vậy, chùng được dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt mùa hè, thoát mồ hôi làm sạch da, trị trứng cá, sốt cao, co giật...Vì vậy để giải nhiệt, chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trầu làm nước uống hoặc kết hợp với rẽ cây cỏ tranh. Trong trường hợp mẫn ngứa, nổi mụn nên giã cỏ tươi, vắt nước cốt để uống. Còn người dân quê dùng mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để óng mượt, ngăn rụng tóc.
2. Trị cao huyết áp
Để giải nhiệt chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trần làm nước uống hoặc kết hợp với rễ cây cỏ tranh.
Dù một số nước châu Mỹ đang phàn nàn vì cỏ mần trầu có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, gây phiền nhiễu trong các trang trại trồng lạc thì chúng vẫn được các nhà thuốc Đông y ưa dùng. Trong các bài thuốc Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc chủ trị chính là cao huyết áp, ho lao, thai phụ hỏa nhiệt, động thai, trẻ rôm sẩy, thống phong, viêm não truyền nhiễm. Theo GS. Đỗ Tất Lợi, muốn trị cao huyết áp thì dùng 500g rửa sạch giã nát thêm chừng một bát nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước cốt, lọc qua vải mỏng. Uống ngày hai lần vào sáng và chiều, dùng trong một thời gian dài. Để tránh viêm não truyền nhiễm thì pha cỏ mần trầu làm trà uống liên tục 3 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi lặp lại như vậy. Ngoài ra thân mần trầu còn có tác dụng cầm máu nên chúng được giã nát dùng ngoài để cầm máu vết thương.
3. Người nước ngoài ưa chuộng
Không chỉ người Việt Nam thích dùng các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu mà nhiều nước khác như khu vực Á châu và Nam Mỹ cũng dùng loải cây này trị bệnh. Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn. Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc. Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung. Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu rã nhỏ đắp lên da để trị bong gân. Còn dân Venezuela thì nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị vàng da...

Vị thuốc từ cây sứ

Vị thuốc từ cây sứ


Cây sứ còn gọi là cây đại, bông sứ, miễn chi, kê đảm tử…, có tên khoa học là Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae) là loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 8 – 10m.
Lá mọc so le, bản to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới. Tùy theo loài, hoa sứ có màu từ trắng, vàng tới hồng, đỏ và nở vào xuân, mùa hè rất thơm. Tuy nhiên, dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng để làm thuốc mới có tác dụng.
Theo các thầy thuốc, các bộ phận của hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc như vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứa một loại kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng khác nhau:
- Vỏ thân, vỏ rễ: Trong vỏ thân có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit. Vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát. Dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ (dùng 8 – 15 g), nhuận tràng (dùng 3 – 5 g), chữa táo bón (thay thế cho đại hoàng) và chữa thuỷ thũng. Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng do các thành phần trong cây có tác dụng tẩy xổ khá mạnh và hơi có độc. Cần tham vấn thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Lá sứ: Kinh nghiệm dân gian dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt.
- Nhựa mủ: Thành phần chủ yếu là axít plumeric. Cũng có thể dùng nhựa mủ để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân, 0,5 – 0,7g/ngày dưới dạng nhũ dịch.
- Hoa: Hoa sứ có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp. Trong dân gian thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ... Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi hay sấy khô dùng dần.
Một số bài thuốc hay có dùng cây sứ
- Chữa cao huyết áp, bằng cách dùng như sau: Hằng ngày sử dụng 12 - 20g hoa sứ (loại khô), đem sắc (nấu) lấy nước, uống thay trà trong ngày.
- Bong gân: Dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. Lại dùng một ít lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp phía ngoài rồi cố định bằng băng hoặc vải sạch. Ngày đắp 1 – 3 lần liên tục như vậy 1 – 2 ngày.
- Đau nhức hay mụn nhọt: Cũng dùng lá tươi giã nhuyễn đắp vào.
- Chân răng sưng đau: Vỏ rễ ngâm rượu, dùng ngậm rất hiệu quả (chú ý không được nuốt).
- Ho: Sử dụng 4 – 12g hoa sứ khô, sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày (dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng).

cây cức lợn

bài thuốc:

Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
 Chữa cảm sốt, quai bị, viêm hạch, viêm họng: Lấy cành, lá và hoa ngũ sắc (tươi hoặc khô) sắc uống.

Mạch môn

Cây thuộc thảo cao 10-40 cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt


 MẠCH MÔN
Radix Ophiopogi
1. Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.
2. Họ: Mạch môn (Haemodoraceae).
3. Tên khác: Mạch môn đông, Mạch đông, Duyên giới thảo, Thốn đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên.
4. Mô tả:
Cây: Cây thuộc thảo cao 10-40 cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi. 

Dược liệu: 
Rễ hình thoi, ở mỗi đầu còn vết tích của rễ con, dài 1,5 - 3,5 cm, đường kính 0,2 - 0,8 cm, để nguyên hay bổ đôi theo chiều dọc. Mặt ngoài có màu vàng nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính giữa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt sau đó hơi đắng.
5. Phân bố: Khắp nơi trong nước ta, Trung Quốc và nhiều nước nhiệt đới khác cũng có.
6. Trồng trọt: Cây được trồng nhiều nơi trong nước ta làm cảnh và làm thuốc
7. Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn (Radix Ophiopogi).
8. Thu hái, chế biến: Rễ củ thu hoạch vào tháng 9-12 ở những cây mọc được 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy nhẹ cho khô.
Bào chế: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, đập dẹt, rút bỏ lõi, phơi khô.
9. Tác dụng dược lý:
9.1. Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần.
9.2. Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn: làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết.
9.3. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn thương hàn. (Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, nhà xuất bản Khoa học Trung quốc 9165, trang 301).
10. Thành phần hoá học:
10.1. Saponin steroid: ophiopogonin A,B,C,D. ophiopogonin A,B và D khi thủy phân cho phần aglycon là ruscogenin. Cấu trúc của ophiopogonin B và D đã được xác định. Mạch đường đặc biệt được nối vào OH ở C1.
10.2. Carbohydrat gồm có một số glucofructan và một số monosaccharid: glucose, fructose và saccharose.
10.3. β-sitosterol, stigmasterol và β-sitosterol β-D-glucosid.
11. Công năng: Dưỡng âm, sinh tân (dịch), nhuận phế, thanh tâm.
12. Công dụng: Chữa ho khan, tân dịch thương tổn, khát nước, ho lao, sốt, khát nước, tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát, trường ráo táo bón, thổ huyết, chảy máu cam.
13. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, khi dùng rút bỏ lõi mới có tác dụng tốt.
14. Bài thuốc:
14.1. Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn, có hội chứng phế âm hư ho kéo dài, ho khan: có thể phối hợp với Bán hạ, Đảng sâm, dùng bài:
Mạch môn đông thang (Kim quỹ yếu lược): Mạch môn 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Cánh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống.
Mạch vị Đại hoàng hoàn (Bát tiên trường thọ hoàn): 8 - 10g x 2 lần/ngày.
14.2. Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, đại tiện táo bón, hư nhiệt, phiền khát: gia Sinh địa, Huyền sâm. dùng bài: Dưỡng chính thang: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 12g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống.
14.3. Trị suy tim có chứng hư thóat ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh huyết áp hạ: phối hợp Nhân sâm, Ngũ vị tử, dùng bài:
Sinh mạch tán ( Nội ngoại thương biện hoặc luận): Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm ( lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm.
Trường hợp ra mồ hôi nhiều, bứt rứt khó chịu, dùng bài: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống.
14.4. Trị táo bón do âm hư: dùng bài Tăng dịch thang: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống.
14.5. Chữa tim hồi hộp, miệng khát: Mạch môn 8g, búp Tre khô 10g, Huyền sâm 12g, Sinh địa 15g, Đan sâm 10g, Liên kiều 10g, Hoàng liên 3g cho vào sắc lấy nước, Thủy ngưu giác mài với rượu nhẹ, đun cho bay hơi rượu rồi pha với nước sắc ở trên để uống sẽ có tác dụng tĩnh tâm an thần.
14.6. Chữa táo bónMạch môn 12g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 8g. Sắc 400ml nước còn 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày trước bữa ăn 20-30 phút.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng.

 Mạch môn, mach mon, mach mon - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn, có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan: Mạch môn. 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống (Mạch Môn Đông Thang  - Kim Qũy Yếu Lược).
+ Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm: Mạch môn (bỏ lõi) 480g, nghiền nát, ép lấy nước cốt, thêm ít mật ong vào, chia làm 2 lần uống (Hoạt Nhân Tâm Kính).
+ Trị chảy máu cam: Mạch môn (bỏ lõi), Sinh địa đều 20g.sắc uống (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị răng chảy máu: Mạch môn, sắc lấy nước uống (Lan Thất Bảo Giám).
+ Trị họng lở loét, Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên: Mạch môn 40g, Hoàng liên 20g. tán nhuyễn, trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Mạch môn (Phổ Tế Phương).
+ Trị tiêu khát: Mạch môn, Hoàng liên. Sắc uống (Hải Thượng Phương).
+ Trị Tâm Phế có hư nhiệt, hư lao, khách nhiệt, cốt chưng, lao nhiệt: Sa sâm, Ngũ vị tử, Thanh hao, Miết giáp, Ngưu tất, Địa hoàng, Thược dược, Thiên môn, Ngô thù du. Tán bột. Trộn mật làm viên (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị vinh khí muốn tuyệt: Mạch môn 40g, Chích thảo 80g, Hàng mễ ½ hộc, Táo 2 trái, Trúc diệp 10 lá. Sắc với 2 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 3 lần uống (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị hạ ly, khát uống không ngừng: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Ô mai nhục 20 trái. Sắc với 1 thăng nước còn 7 hộc, uống dần (Tất Hiệu Phương).
+ Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, táo bón, hư nhiệt, phiền khát: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 8g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống (Duỡng Chính Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tim suy, có chứng hư thoát, ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh, huyết áp hạ: Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm (Sinh Mạch Tán  - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận). Trường hợp ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu, dùng: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau: Mạch môn 5g, Thạch cao 10g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, Mè đen 4g, A giao 3g, Hạnh nhân 3g, Tỳ bà diệp 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Phế và Vị bị táo nhiệt, họng đau, họng khô, ho ít đờm: Thiên môn 1kg, Mạch môn 1kg, nấu đặc thành cao, thêm Mạch nha 0,5kg, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh, trước bữa ăn (Nhị Đông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+  Trị  táo bón do âm hư: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống (Tăng Dịch Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tâm phiền, khát, tinh hồng nhiệt, đơn độc phát ban, thần trí mê muội: Mạch môn 12g, Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Tinh tre 12g, Đan sâm 16g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Thanh Doanh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bệnh động mạch vành: mỗi lần uống thuốc sắc Mạch môn 10ml (có 15g thuốc sống), ngày uống 3 lần, liệu trình 3-18 tháng, hoặc dùng dịch tiêm Mạch môn tiêm bắp 4ml (mỗi ống 2ml có 4g thuốc), chia 1-2 lần chích, 2-4 tháng là một liệu trình, hoặc mỗi ngày tiêm tĩnh mạch dịch tiêm Mạch môn 40mll (mỗi ống 10ml có 10g thuốc sống), liệu trình 1 tuần. Đã trị 101 ca trong đó uống 50 ca, tỷ lệ kết quả 74%,