Cây Tang diệp

thuốc: Tang diệp .
Tên khoa học: Morus alba L - Họ Dâu Tằm (Moraceae).
Bộ phận dùng: Lá. Lá bánh tẻ (không già, không non), to, khô, nguyên màu xanh lục, không vàng úa, không sâu, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: có chất cao su, caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin, adenin, trigonelin. Ngoài ra còn có pentosan, đường, calci malat và cacbonat.
Tính vị:   vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can  và Phế.
Tác dụng: tán phong nhiệt, mát huyết, sáng mắt. Làm thuốc sơ biểu giải nhiệt.
Chủ trị: Trị cảm phong phát nóng, ho do lao nhiệt, nhức đầu, nhuận táo.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Hái lá dâu vào cuối mùa xuân lúc đương xanh tốt hoặc hái vào cuối thu lúc lá đã rụng 2/3, gọi là ‘lá thần tiên’. Cả hai thứ đều phơi râm hợp lẫn với nhau.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Hái về rửa sạch, vẩy ráo nước, phơi râm cho khô giòn, chà xát bỏ gân, cọng lá (dùng sống), hoặc có thể tẩm mật (ít dùng), sao qua cho thơm, tuỳ theo thầy thuốc.
Dễ tán thành bột mịn làm hoàn tán.
Bảo quản: để nơi khô ráo, không phơi nắng quá sẽ mất màu. Tránh làm vụn nát.
Chỉ định:
- Cảm phong nhiệt biểu biểu hiện: sốt, đau đầu, đau bụng và ho: Dùng  Tang diệp với Cúc hoa, Cát cánh, Bạc hà và Liên kiều trong bài Tang Cúc Ẩm.
- Táo, nhiệt phạm và phế biểu hiện ho có đờm, khô mũi và miệng: Dùng  Tang diệp với Hạnh nhân, Xuyên bối mẫu và Mạch đông trongbài Tang Hạnh Thang.
- Can vượng hỏa biểu hiện: mắt sưng, đỏ và chảy nước: Dùng  Tang diệp với Cúc hoa, Quyết minh tử và Xa tiền tử.
- Âm suy ở can biểu hiện hoa mắt và mờ mắt: Dùng Tang diệp với Câu kỷ tử, Hắc chi ma và Nữ trinh tử.
Kiêng ky: Bệnh hư hàn thì không nên dùng.
chua khoi dau lung Cây dâu   Tác dụng cây dâu chữa đau lưng, bổ gân cốt

0 nhận xét :

Đăng nhận xét