This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Củ dền-sốt lị

Củ dền
Mô tả: Cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm. Thân đứng có vằn, ít phân nhánh. Lá có phiến hình trứng, màu lục, có mép lượn sóng. Hoa màu lục nhạt, mọc thành bông khá dài.
Bộ phận dùng: Củ, hạt, lá - Radix, Semen et Folium Betae Vulgaris.
Nơi sống và thu hái: Củ dền hay Củ cải đường có nguồn gốc từ loài cây hoang dại vùng bờ biển Địa trung hải và Đại tây dương, được trồng và tạo ra các chủng khác nhau; có loại lấy củ, có loại làm thức ăn gia súc và có loại dùng lấy đường, chế rượu. Cây được đưa vào trồng thử ở nước ta trên vùng đất cát pha tỉnh Ninh Bình nhưng kém phát triển. Người ta đem thứ có củ đỏ (var. rubra (L.) Moq.) vào trồng ở Đà Lạt, cây mọc tốt và phát triển. Ta trồng để lấy củ làm rau ăn, vừa làm thuốc. Lá và hạt cũng được sử dụng; lá thu hái quanh năm dùng tươi; hạt lấy ở quả già.
Thành phần hoá học: Người ta đã biết trong củ đều có các vitamin A, B, C, PP, nhiều đường, các chất khoáng như K (chỉ thua men bia), Mg, P, Rb, Ca, Fe, Cu, Br, Zn, Mn, và các acid amin; asparagin, betain, glutamin... Màu đỏ của củ đều là do có chất betanidin, một b-cyanin khi vào cơ thể con người có thể bị thoái hoá hay không. Ở Ấn Độ, người ta đã định được lượng Zn trong Củ dền là 2mg/kg. Củ cải đường còn xanh chứa nhiều sắt và giàu vitamin hơn, nhất là vitamin A.
Tính vị, tác dụng: Trong y học dân tộc, Củ dền được xem như có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ dền cũng được sử dụng như các loại củ khác để xào hoặc nấu canh. Có thể xào với thịt, nấu canh thịt hoặc hầm với xương; cũng dùng luộc ăn chấm mắm, xì dầu. Ta thường dùng nấu chín ăn, nhưng có thể dùng củ nạo ra ăn trong những đĩa rau sống. Nếu có thể, thì hằng ngày dùng một cốc nước dịch nguyên chất hay hỗn hợp với các chất khác trong vòng một tháng. Người ta có thể dùng Củ dền xắt nhỏ phơi khô cho đều và nghiền ra thành bột cất dành trong hộp gỗ để dùng cho những người già. Củ dền là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Nó là loại thuốc tốt cho những người thiếu ngủ, cho người bệnh thần kinh, bệnh lao và cả bệnh ung thư, cũng rất có ích khi có dịch cúm. Không dùng cho người bị bệnh đái đường. Ở Ấn Độ, lá được dùng để đắp trị các vết bỏng và vết thâm tím.
Đơn thuốc:
1. Chữa bệnh ôn dịch sốt cao, giã Củ dền vắt lấy nước cốt uống thì giải khát, hạ nhiệt. Mùa hè luộc Củ dền ăn thì giải nhiệt.
2. Chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu, giã Củ dền vắt lấy nước cốt uống. Cũng có thể dùng lá tươi giã ra vắt nước uống.
Top of Form
Bottom of Form


Chuối hột-đái đường

Chuối hột

Thứ tư - 08/08/2012 14:06
Chuối hột, Chuối chát - Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back), thuộc họ Chuối - Musaceae.
Chuối hột
Chuối hột
Mô tả: Thân giả cao 2-4m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.
Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm.
Bộ phận dùng: Quả, củ, thân - Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương và Malaixia, thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt,
giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác. Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm. Bắp chuối dùng ăn gỏi. Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối trị bệnh đường ruột. Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu. Củ Chuối hột thối dùng đắp trị bỏng lửa. Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng; nước cây Chuối hột dùng trị đái đường.
Ðơn thuốc: 
1. Chữa bệnh sỏi thận, thái mỏng 7-8 quả Chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3-4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Uống 1-2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.
2. Chữa ung xỉ, xỉ máu, xỉ mủ; dùng vỏ quả Chuối hột, Da trăn, Cam thảo nam, ba vị đốt thanh than tồn tính, với ít hòn phèn xanh phi, tán ra bột, hoà với dầu Dừa. Súc miệng sạch, thoa thuốc vào chân răng, ngày bôi nhiều lần.
3. Chữa tâm nhiệt phát cuồng, dùng thân cây Chuối hột, nhét giun đất (Ðịa long) vào trong, nướng kỹ, vắt lấy nước cho uống.
4. Ðái đường: Tìm cây Chuối hột nào dạng nhú mọc bắp chuối độ 2 tác, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.

Chua me đất hoa vàng-thanh nhiệt.


Chua me đất hoa vàng

Thứ ba - 07/08/2012 14:15
Chua me đất hoa vàng, Chua me ba chìa - Oxalis corniculata L., thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae.
Chua me đất hoa vàng
Chua me đất hoa vàng
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét mỏng hình tim. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.
Mùa hoa tháng 3-7.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Oxalis Corniculatae.
Nơi sống và thu hái: Cây của châu Âu, châu Á, phổ biến khắp nước ta. Nay gặp mọc khắp nơi, chỗ đất ẩm mát, có đủ ánh sáng trong các vườn, ở bờ ruộng và các bãi đất hoang. Cây tươi dùng làm rau ăn và làm thuốc, ít khi phơi khô. Thu hái cây tốt nhất vào tháng 6-7, rửa sạch, phơi trong râm.
Thành phần hoá học: Trong lá và thân Chua me đất có acid oxalic, oxalat, kali. Người ta đã tính được theo mg%: P 125; caroten 8,41; B1 0,25; B2 0,31; vitamin C 48.
Tính vị, tác dụng: Chua me đất có vị chua, tính mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, làm dịu, làm hạ huyết áp và lợi tiêu hoá.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị 1. Sổ mũi, sốt, ho viêm họng; 2. Viêm gan, viêm ruột, lỵ; 3. Bệnh đường tiết niệu và sỏi; 4. Suy nhược thần kinh; 5. Huyết áp cao.
Ở Trung Quốc và Ấn Độ, và cả ở Philippin, người ta dùng các bộ phận của cây làm thuốc chống bệnh scorbut.
Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, rắn cắn, bệnh ngoài da, nấm da chân, nhọt độc sưng tấy, eczema và trị bỏng.
Cách dùng: Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống. Dùng 30-50g lá tươi hoặc 5-10g cây khô sắc nước uống. Dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống.
Ðơn thuốc: Ở Trung Quốc, người ta sử dụng một số đơn thuốc có Chua me đất.
1. Huyết áp cao, viêm gan cấp tính và mạn tính, dùng Chua me đất 30g Bạch đầu ông 15g, Hạ khô thảo 10g, Cúc hoa vàng 15g sắc uống.
2. Viêm đường tiết niệu, dùng Chua me đất 30g, Bòng bong 15g, Kim tiền thảo 15g, Dây vác Nhật 15g, sắc uống.
3. Suy nhược thần kinh: Chua me đất 30g, lá Thông đuôi ngựa 30g sắc uống.
Chúng ta cũng còn một số công thức khác để chữa:
1. Sốt cao, trằn trọc, khát nước; dùng Chua me đất một nắm giã nát, chế nước vào vắt lấy nước cốt uống.
2. Bị thương bong gân sưng đau; giã Chua me đất chưng nước xoa bóp.
3. Ho: Chua me đất 40g, Rau má 40g, Lá xương sông 20g, Cỏ gà 20g, các vị dùng tươi, rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước, đường 1 thìa, tất cả đun sôi, chia 3 lần uống trong ngày.
4. Viêm họng: Chua me đất 50g, muối 2g, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Ghi chú: Toàn cây Chua me đất chứa nhiều acid oxalic, do dùng dài ngày cần thận trọng vì có thể gây bệnh sỏi thận cho nên người đã có sỏi thận không nên ăn.

Trắc bách diệp(cảnh) dv la thông


Tháng 7162012

benh dau khop Trắc bách diệp   Tác dụng trắc bách diệp chống xuất huyết
Trắc bách diệp có tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco, Họ Hoàng đàn – Cupressaceae hay dân gian còn gọi trắc bách diệp là  Bá tử nhân, Bách diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Trắc bách diệp: Cây Trắc bách diệp có thể cao 6 -8m, thân phân nhiều nhánh trong những mặt phẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vảy. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm. Cây được trồng khắp nơi dùng làm cảnh và làm thuốc.
Cách trồng Trắc bách diệp: Trồng Trắc bách diệp bằng hạt, đánh cây con để trồng.
Bộ phận dùng, chế biến của Trắc bách diệp: Cành và lá Trắc bách diệp phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm, hái cả cành cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát. Hạt Trắc bách diệp thu hái vào mùa thu đông, phơi khô, xát bỏ vảy ngoài, lấy nhân phơi khô.
Công dụng, chủ trị Trắc bách diệp: Vị đắng, chát, mát. Có tác dụng mát huyết, cầm máu. Chữa  thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, lỵ ra máu,  tử cung xuất huyết, xích bạch đới, chữa ho, sốt và lợi tiểu. Hạt Trắc bách diệp (Bá tử nhân) chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi, táo bón.
Liều dùng Trắc bách diệp: Dùng liều 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
Chú ý: Người đi ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng Bá tử nhân.
Bài thuốc cầm máu: Trắc bách diệp 16g, lá và hoa Kinh giới 16g. Tất cả sao cháy, đổ 300ml nước, sắc còn 150ml uống một lần. Ngày có thể dùng 2 – 3 lần.
Chữa chảy máu cam: Trắc bách diệp sao cháy 16g, rau Má sao vàng 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống một lần, ngày dùng 2 – 3 lần.
Trị trĩ xuất huyết: Sao Trắc bá diệp 30g, Kinh giới sao đen 15g, than Địa hoàng 20g, tán bột, cho nước sôi chế 200ml thụt ruột lưu cho đến lúc không nhịn được, ngày 1 lần.
Trị ho gà: Trắc bá diệp tươi gồm cả nhánh con 30g sắc được 100ml cho mật ong 20ml. Dưới 2 tuổi mỗi lần uống 15 – 20ml, ngày 3 lần, lượng tùy theo tuổi gia giảm.

Lá thông – Bí quyết trừ gàu chống rụng tóc

Lá thông – Bí quyết trừ gàu chống rụng tóc


Ngoài tác dụng trồng để lấy gỗ, thông còn là cây thuốc đã được sử dụng để giữ gìn vẻ đẹp từ lâu đời. Trong những bộ sách thuốc kinh điển của Đông y, đều có những ghi chép về tác dụng “dưỡng nhan” (nuôi dưỡng sắc đẹp), tăng cường sức khỏe, và làm tăng tuổi thọ của cây thông.
 

Trên thực tế tất cả các bộ phận của cây thông ( á, hoa, quả, rễ, nhựa…) đều có thể sử dụng làm thuốc và mỹ phẩm. Tuy nhiên theo yêu cầu của bạn, ở đây chỉ giới thiệu về tác dụng và cách dùng lá thông. 


Theo Đông y, lá thông (tùng diệp) có vị đắng, tính ấm: vào hai kinh tâm và tỳ. Có tác dụng trừ phong thấp, sát trùng, chống ngứa, kích thích tóc mọc nhanh. Có thể sử dụng để chữa các chứng phong thấp, khớp xương đau nhức, ngứa đầu, ngứa da, cước khí (phù do thiếu vitamin B1) và làn đen râu tóc.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Nước sắc lá thông có tác dụng chống lão suy, có tác dụng kéo dài tuổi thọ trên động vật thí nghiệm, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

Tinh dầu lá thông có tác dụng kháng khuẩn và virus, có thể phòng ngừa cảm cúm và chữa viêm phế quản mãn tính. Hiện tại lá thông là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ mỹ phẩm, thường được dùng để chế ra các mỹ phẩm dưỡng tóc và da.

Dưới đây là một số “mỹ phẩm thiên nhiên” mà bạn có thể tự chế biến từ lá thông, để bảo vệ sức khỏe và giữ gìn vẻ đẹp.

+ Rượu thuốc trừ gầu, chống rụng tóc: Lá thông 500g, lá trắc bách diệp 200g, gừng tươi 100g, ngâm trong 3 lít rượu từ 15 đến 30 ngày . Dùng bông thấm rượu thuốc bôi lên toàn bộ da đầu, sau đó mát xa nhẹ, ngày 2-3 lần. Có tác dụng kích thích mọc tóc, chống rụng tóc, sát trùng, chống ngứa và trừ gầu rất tốt.

+ Thuốc viên làm đen tóc: Dùng lá thông 200g, lá trắc bách diệp 150g, huyền sâm 100g. Tất cả nghiền thành bột mịn làm thuốc bột uống, hoặc luyện với mât ong làm thành viên to cỡ hạt ngô. Hnagf ngày, tối trước khi đi ngủ uống 10-12g, chiêu thuốc bằng rượu ấm hoặc nước sắc đậu đen, Đây là bài thuốc cải tiến từ một phương thuốc cổ trong sách “Thái bình thánh huệ phương”, có tác dụng bổ âm huyết và làm cho tóc râu đen mượt.

+ Chữa mất ngủ: Dùng lá thông 10-15g, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ, sao cháy đen) 8g, sắc nước uống trong ngày.

+ Chữa phong thấp khớp xương đau nhức: Dùng lá thông 30g, thái ngắn, sắc kỹ, lọc lấy nước, thêm 30 -50g gạo, nấu cháo ăn trong ngày.

+ Chữa trĩ hoặc âm nang lở loét, chảy nước: Dùng lá thông 50 – 100g, sắc lấy nước đặc, đổ vào chậu, chờ nước nguội, ngâm giang môn hoặc âm nang, ngày ngân 2-3 lần mỗi lần 30 phút.

+ Chữa viêm da do lội nước: Dùng lá thông, lá ngải cứu, hai thứ lượng bằng nhau, ngâm rượu, lấy rượu thuốc bôi vào những chỗ da có bệnh. 

Thảo quyết minh(d mùn) dv là thông

Tên khoa học Cassia tora L.
Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
a. Mô tả cây
Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 0,3-0,9m, có khi cao tới 1,5m. Lá mọc so le, kép, lông chim dìa chẵn, gồm 2-4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá nở rộng ra, dài 3-5cm, rộng 15-25mm. Hoa mọc từ 1-3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12-14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5-7mm, rộng 2,5-3mm, hai đầu vát chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy.
b. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Vào tháng 9-11, quả chín hái về, phơi khô, đập lấy hạt, lại phơi nữa cho thật khô.
c. Tác dụng dược lý
Do chứa các chất antraglucozit, thảo quyết minh có tác dụng tăng sự co bóp của ruột, giúp sự tiêu hóa được tăng cường, đại tiện dễ, phân mềm mà lỏng, không gây đau bụng.
Ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn, dùng trong điều trị bệnh hắc lào, nấm ở ngoài da như chàm trẻ em.
d. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người tiêu chảy không được dùng.
Hiện nay nhân dân dùng thảo quyết minh làm thuốc chữa bệnh đau mắt. Người ta cho rằng uống thảo quyết minh mắt sẽ sáng ra, do đó đặt tên như vậy (quyết minh là sáng mắt), còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa bệnh hắc lào, bệnh chàm mặt của trẻ em. Qua nghiên cứu, hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng, cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Uống thảo quyết minh, đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm nhưng không lỏng. Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp.
Liều dùng hàng ngày 5-10g hay hơn, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.
Ðơn thuốc có thảo quyết minh
1. Chữa hắc lào: Thảo quyết minh 20g, rượu 40-50ml, dấm 5ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nước này bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.
2. Ðơn thuốc chữa đau mắt, cao huyết áp: Thảo quyết minh 15g, long đờm thảo 3g, hoàng bá 5g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
3. Thảo quyết minh rang hơi đen dùng pha nước uống thay nước chè, dùng cho những người không uống được nước chè do bị cao huyết áp, mất ngủ.

Cốt khí tía

Cốt khí tía, Ve ve cái, Nhà trời - Tephrosia purpurea (L.,) Pers., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Cốt khí tía
Cốt khí tía
Mô tả: Cây thảo cứng có gốc hoá gỗ cao 30-60cm. Lá kép lông chim lẻ; lá chét 9-13 (17), hình dài thuôn, thót lại đều đặn đến tận gốc, có lông mềm màu tro ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, các lá cuối cùng to dần lên. Hoa màu tím tía, có khía dọc xếp thành chùm thưa ở ngọn, đối diện với lá cuối cùng. Quả đậu gần nhẵn, dài cỡ 5cm, hơi cong hình cung, dẹt, xoắn lại giữa các hạt. Hạt 4-7, màu xám, hình bầu dục.
Ra hoa vào tháng 7.
Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá - Radix, Caulis et Folium Tephrosiae Purpureae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ruộng hoang hay dọc theo sông. Cũng thường được trồng lấy lá làm phân xanh. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái phiến phơi khô dùng.
Thành phần hoá học: Rễ chứa tephrosin, degnelin, isotephrosin, rotenon. Lá chứa khoảng 2% glucosid osyritin, 1,4% rutin. Quả chứa purpurin A, purpurin B và maximin có độc đối với cá.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng, lọc máu, trợ tim.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Hạt có thể dùng rang uống thay cà phê. Cây được dùng chữa: 1. Đầy bụng trướng hơi, tiêu hoá không bình thường, viêm dạ dày, kiết lỵ mạn tính; dùng rễ khô 12-40g, sắc uống; 2. Cảm sốt (phong nhiệt cảm mạo); dùng toàn cây 20-40g sắc uống; 3. Lở ngứa, viêm da; dùng toàn cây nấu nước rửa. Ở Ấn Độ, cây được xem như là bổ, lọc máu và dùng trị giun cho trẻ em; rễ cũng được dùng trị viêm màng nhĩ; vỏ rễ tươi rang lên, thêm ít hạt tiêu giã làm viên trị cơn đau bụng ngoan cố. Rễ cây và quả cũng được dùng để duốc cá.

cúc- cảm cúm

Cúc hoa vàng, Kim cúc, Hoàng cúc - Chrysanthemum indicum L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cúc hoa vàng
Cúc hoa vàng
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân cứng cao tới 1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Cụm hoa hình đầu, ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5cm, cuống dài 2-5cm. Lá bắc xếp 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp hai vòng, các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế, có mào lông.
Mùa hoa quả tháng 10-12 cho đến tháng 5 năm sau.
Bộ phận dùng: Cụm hoa - Flos Chysanthemi Indici, thường gọi là Dã cúc hoa.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở miền Đông Á, thường được trồng làm cảnh lấy hoa ướp trà và làm thuốc. Có thể trồng dễ dàng bằng đoạn thân vào mùa xuân. Lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ một đêm, khi thấy nước chảy ra đen là được, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3-4 nắng) hay sấy ở 40-50oC đến khô. Nếu trời râm thì ban đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.
Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu, trong đó có chrysol, chrysanthenone; còn có yejuhualactone, artoglasin A. acaciin, linarin, chrysanthemin. Chất màu của hoa là do có chrysanthemaxanthin. Còn có luteolin dưới dạng glucosid, các hydrocarbon. Hạt chứa 15,8% chất dầu nửa khô.
Tính vị, tác dụng: Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa mụn nhọt sưng đau (đinh sang ung thũng), mắt đỏ sưng đau, đau đầu chóng mặt. Ta thường dùng trong các trường hợp: 1. Phòng cảm lạnh, cúm, viêm não; 2. Viêm mủ da, viêm vú; 3. Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao; 4. Đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt; 5. Viêm gan, kiết lỵ. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương bầm giập.
Cách dùng: Ngày dùng 8-12 g hoa hoặc 15-20g cành lá sắc uống. Dùng ngoài giã tươi đắp không kể liều lượng. Có thể hãm uống giải độc rượu.
Đơn thuốc:
1. Cảm mạo phong nhiệt: Cúc hoa 12g, Củ sắn dây 12g, lá Dâu tằm 12g, rễ Lau 12g, Bạc hà 5g, Cam thảo 5g, sắc uống, ngày một thang.
2. Phòng cảm cúm: Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngân dây, mỗi vị 30g, đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml, ngày 3 lần.
3. Đinh nhọt: Cúc hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh 30g, Kim ngân 60g, sắc uống.
4. Các loại mụn nhọt, viêm tuyến vú, mụn nhọt sưng, nóng đỏ đau chưa lên mủ: Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60-80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

cườm thảo mềm thanh nhiệt


Cườm thảo mềm

Thứ bảy - 18/08/2012 13:45
Cườm thảo mềm, Mao tương tư tử - Abrus mollis Hance (A. pulchellus Wall. ex Thw. subsp. mollis (Hance) Verdcourt), thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Cườm thảo mềm
Cườm thảo mềm
Mô tả: Dây leo 2-4m, có lông sát màu gỉ sắt. Lá dài 10-15cm, mang 12-18 cặp lá chét mỏng, dài hơn 1,5cm, mặt dưới có lông dày màu xám, hai đầu tròn hay như bị cắt ngang; lá kèm 3-4mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá; hoa hồng nhạt cao 1cm, đài hình chuông, nhị 9. Quả đậu mỏng, dài 4-8 cm, có lông mịn; hạt 5-9, nâu hay đen.
Có quả tháng 11-2.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Abri Mollis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc dưới tán rừng trên các bãi đất hoang, trên đất có cát đá, từ vùng thấp tới vùng cao 1.200m, từ Lạng Sơn, Hải Hưng, Quảng Ninh tới Khánh Hoà, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Thu hái toàn cây quanh năm, bỏ quả, rửa, phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải thử.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây được dùng thay thế Cam thảo dây, nhưng tác dụng không mạnh bằng.

Cà-nứt nẻ


Cà
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, có thân hoá gỗ, cao đến 1m. Lá mọc so le, phủ nhiều lông như nhung nhám; phiến lá hình trái xoan hay thuôn, có cuống. Hoa gắn ngoài nách lá; tràng hoa màu tím xanh, tím nhạt, rộng 2-2,5cm. Quả mọng hình trứng hay thuôn, màu tím, trắng, vàng, đỏ, có đài đồng trưởng. Hạt hẹp, nhiều. Có nhiều thứ trồng: - var. esculentum Nees. Cà tím hay Cà dái dê, có quả tím, dài hay ngắn; - var. depressum Bail.Cà bát, có quả trắng, dẹp, cao 4-6cm, rộng đến 10cm, nạc cứng dòn; - var. serpentinum Bail. Cà rắn, có quả dài hơn 25cm, màu trắng.
Bộ phận dùng: Quả và toàn cây - Fructus et Herba Solani Melongenae, thường gọi là Già.
Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng ở nước ta từ lâu đời. Cà được nhập vào châu Âu từ thế kỷ thứ 15, nay được trồng phổ biến ở các vùng Nam châu Âu, châu á và Bắc Mỹ. Cà tím là một thứ của cà được tạo ra trong quá trình trồng trọt. Toàn cây, thân lá và quả màu tím. Quả hình trụ dài, phần trên phình to hơn. Ở nước ta, Cà tím được trồng từ lâu. Quả Cà tím nhiều nạc, ăn ngon nên được mọi người ưa thích. Thời gian sinh trưởng của Cà tím thông thường là 50-60 ngày. Khi thấy màu sắc quả từ tím đậm sang tím nhạt tức là da của quả chuyển màu, hoặc đài hoa không dính sát vào quả mà cong lên thì có thể thu hoạch quả.
Thành phần hóa học: Quả cà chứa 92% nước, 1,3% protid, 0,2% lipid, 5,5% glucid; có các khoáng chất: 12mg% Mg, 10mg% Ca, 220mg% K, 15-16mg% S, 5mg% Na, 0,5mg% Fe, 0,20mg% Mn, 0,28mg% Zn, 0,10mg% Cu, khoảng 0,002mg% I; các vitamin: 0,04mg% tiền sinh tố A, 0,04mg% B1, 0,04mg% B2, 0,6mg% PP... Trong cây có trigonellin, (-amino-4-ethyl glyoxalin và cholin. Thuỷ phân dịch nhầy của cây được acid cafeic. Trong vỏ quả, người ta tìm thấy một chất màu glucosidic thuộc nhóm các anthocyan, tạo ra phloroglucinol, và chắc là acid gallic. Người ta cũng tìm được một ester p-cumaric và delphinidol. Chất đắng có thể là một solanin.
Tính vị, tác dụng: Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu. Nó còn làm nhuận tràng, lợi tiểu kích thích gan và tuỵ, làm dịu. Ở Ấn Độ, người ta xem lá Cà là có tác dụng gây mê và hạt có tính kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng Cà trong các trường hợp thiếu máu, tạng lao (tràng nhạc), táo bón, giảm niệu, tim dễ kích thích. Cũng dùng chữa các chứng xuất huyết (đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, đái ra máu, lỵ ra máu), chữa sưng tấy. Ta thường dùng cà để ăn, phải dùng quả chín vì khi chưa chín, quả chứa chất độc solanin. Có thể luộc, xào nấu, ... xắt mỏng tẩm bột rán hoặc nấu bung để ăn; cũng có thể muối nén hay muốn mặn ăn dần. Lá cũng được dùng đắp ngoài làm dịu các vết bỏng, áp xe, bệnh nấm, trĩ. Nhân dân còn dùng cà dái dê làm thuốc lợi tiểu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Đơn thuốc:
1. Chữa đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, dùng quả Cà già màu vàng cả cuống, sao dòn tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước giấm nhạt, ngày uống 3 lần.
2. Chữa sưng tấy, dùng quả Cà mài với giấm bôi, hay giã nhỏ chưng với rượu đắp.
3. Chữa đái buốt ra máu, đi lỵ ra máu hay loét ruột chảy máu, dùng rễ và cây Cà khô 40g, sắc uống.
4. Chân bị nứt nẻ vì giá lạnh, hay mùa hè ngón chân sưng đau, dùng rễ và cây Cà khô nấu nước ngâm rửa.
5. Miệng lở có nấm, răng sâu sưng đau, trị ra máu, dùng cuống hoặc hoa Cà đốt ra tro, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 8g và dùng bột xát vào chỗ đau.

Cải trời -giải độc

Cải trời

Thứ bảy - 18/08/2012 14:23
Cải trời, Cải ma, Kim đầu tuyến, Cỏ hôi - Blumea lacera (Burm.f.) DC. (B. glandulosa DC.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cải trời
Cải trời
Mô tả: Cây thảo cao 0,40-1m, nhánh và lá có lông hơi dính (trĩu), thơm. Lá mọc so le, mép khía răng. Cụm hoa màu vàng ở ngọn, có nhánh dài, có lông dính; hoa đầu có bao chung gồm 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tính; hoa nhỏ 4-5mm. Quả bế dài 1mm, có 10 lằn và ở ngọn có lông mào trắng, dễ rụng.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Blumeae Lacerae.
Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang, hoang thường ở vườn, ruộng, bãi trống, gặp nhiều từ Thừa Thiên - Huế trở vào đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi dùng làm thuốc, nhổ cả cây vào mùa khô, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm.
Thành phần hóa học: Cây chứa 0,085% tinh dầu màu vàng mà trong thành phần có 66% cineol, 10% fenchon và khoảng 6% citral.
Tính vị, tác dụng: Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây đắng, hạ sốt; dịch lá trừ giun, thu liễm, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ trừ tả.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá Cải trời có mùi thơm, thường được thu hái làm rau luộc ăn hoặc nấu canh với tép, với cá. Ở Java, người ta cũng dùng chồi non nấu canh ăn. Người ta dùng toàn cây làm thuốc trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá để trị đau bụng và để lọc sạch nước uống. Ở Malaixia, người ta dùng cây để xua đuổi sâu bọ nhờ tinh dầu thơm. Còn ở Ấn Độ, người ta dùng cây để trục giun. Ở một số nơi, người ta dùng cây giã ra vứt xuống nước để làm thuốc duốc cá.
Liều dùng hàng ngày 10-30g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ công anh, Kim ngân hoa, lá Sen, cành Tầm duột, Ngũ gia bì, Cam thảo. Cũng có thể nấu thành cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày độ 2 thìa canh pha với nước; dùng ngoài làm cao dán.
Ghi chú: Một loài khác cũng được gọi là Cải trời, Cải ma, Cải dại, Bọ xít - Blumea subcapitata DC. cũng được dùng làm thuốc giải độc, chữa mụn nhọt và cầm máu vết thương.

Cẩu tích-đau mỏi lung


Cẩu tích, Cây lông cu li - Cibotium barometz (L.) J. Sm., thuộc họ Cầu tích - Dicksoniaceae.
Cẩu tích
Cẩu tích
Mô tả: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải - ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Cibotii, thường gọi là Cẩu tích, Lông phủ ngoài thân rễ cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng. Thu hoạch thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Tính vị, tác dụng: Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Người ta đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu giai đoạn viêm cấp tính, cả tác dụng gây động dục kiểu oestrogen. Lông cẩu tích có tác dụng cầm máu có tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cẩu tích dung chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.
Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.
Đơn thuốc:
1. Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động Cẩu tích 20g, Ngưu tất 8g, Mộc qua 12g, Tang chi 8g, Tùng tiết 4g, Tục đoan 8g, Đỗ trọng 8g, Tần giao 12g, Quế chi 4g, nước 600ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đái luôn, vãi đái, bạch đới, di tinh: Dùng Cẩu tích 15g, Thục địa 12g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng (sao) 8g, Kim anh 8g, sắc uống.
3. Chữa phong thấp đau nhức khớp xương, tay chân yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Dùng Cẩu tích 15g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g, sắc uống.
Ghi chú: Người thận hư mà có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ, không nên dùng.

Cây sữa trâu -loi sua


Cây sữa trâu


Cây sữa trâu - Hoya pubens Cost., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.
Cây sữa trâu
Cây sữa trâu
Mô tả: Dây leo có rễ bất định, có mủ trắng, thân mảnh, tròn, mềm, không lông, lóng dài. Lá có phiến xoan thon, dài 9,5-13cm, rộng 3-6,8cm, gân chính 5; rõ, mép uốn xuống, dày, mập; cuống dài 1,5-2cm, to 3mm. Tán hình cầu to, trên cuống dài 10cm, có lá bắc nhỏ kết lợp, cuống hoa 1,5cm, như chỉ, có lông mịn, lá đài không lông; cánh hoa 6mm, không lông ở mặt ngoài, như nhung ở mặt trong. Quả đại dài 11cm. Hạt dẹp dài 3mm, lông mào như tơ, dài 3cm.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Hoyae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Lạng Sơn, Nam Hà, Ninh Bình đến Lâm Đồng (Đà Lạt).
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.

chỉ thiên giả-hạ đờm-ho

Chỉ thiên giả, Nam tiền hồ - Clerodendrum indicum (L.) O. Ktze, thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
Chỉ thiên giả
Chỉ thiên giả
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-3,5m, không chia nhánh. lá mọc chụm 3-5, hẹp, dài đến 20cm, không lông. Hoa ở ngọn, đơn độc ở nách lá, màu trắng; đài cao cỡ 15mm, có tuyến ở trong; tràng dài đến 9cm, có 5 tai đều; nhị có chỉ nhị đỏ, không lông. Quả hạch xanh đen nằm trong đài tồn tại.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Cành lá, rễ - Ramulus et Radix Clerodendri Indici.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ven đường, bãi đất hoang ở các tỉnh Nam Bộ. Cũng thường được trồng làm cây cảnh, thuốc nam. Thu hái cành lá quanh năm; rễ lấy về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hoá học: Lá chứa alcaloid và một chất đắng. Vỏ chứa hexitol (D-mannitol) 78%, cùng với sorbitol.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ đẳng, thông khí, hạ đờm, tiêu viêm, trừ giun.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn. Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc trị hen suyễn, ho và bệnh lao hạch. Nhựa cây dùng trị đau thấp khớp do giang mai. Dịch lá trộn với sữa lỏng dùng làm thuốc đắp trị phát ban do nấm và bệnh chốc lở (pemphigut). Lá cũng được dùng làm thuốc trừ giun.

Cỏ bạc đầu* ho*sốt

Cỏ bạc đầu có tên khoa học Kyllinga nemoralis (Forst, et Forst.f.) Dandy ex Hutch, et Dalz. (K. monocephala Rottb), thuộc họ Cói - Cyperaceae.
Ở nước ta, cây mọc hoang dọc đường đi, trên đất ẩm từ Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Lâm Ðồng, đến tận TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao 7-20cm; thân rễ mọc bò. Lá thường ngắn hơn thân. Ra hoa vào mùa hè. Cụm hoa đầu gần hình cầu, đường kính 4-8mm; 1-3 bông hình trụ hẹp; 3-4 lá bắc hình lá, trải ra, dài tới 10cm, bông chét có 1 hoa. Quả bế hình trái xoan ngược, dẹp, trắng vàng, hơi có chấm.
 Cỏ bạc đầu.
Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây Herba Kyllingae Nemoralis. Tất cả các bộ phận của cây đều có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ.
Đông y cho rằng, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau.
Ðược dùng trị cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi, ho gà, viêm phế quản, viêm họng sưng đau, sốt rét, lỵ trực tràng, tiêu chảy, đòn ngã tổn thương. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, sâu quảng. Dùng 10 – 30g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã nát cây tươi đắp tại chỗ hoặc đun nước để rửa chỗ đau.
Để tham khảo và áp dụng, xin giới thiệu những cách trị bệnh từ cây cỏ bạc đầu:
Trị ho gà, viêm khí quản, ho: Dùng cỏ bạc đầu 60g, sắc nước và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Sốt rét: Dùng cỏ bạc đầu 60g, sắc nước, uống trước 4 giờ trước khi có triệu chứng lên cơn sốt.
Ðái ra dưỡng chấp: Dùng cỏ bạc đầu, cùi nhân (long nhãn) mỗi vị 50g, sắc nước uống.
Dùng ngăn, trị rắn cắn, mụn nhọt, viêm mủ da: Liều dùng 30 – 60g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài, giã cây ra đắp hoặc nấu nước rửa. Ở Malaysia, người ta dùng thân rễ làm thuốc đắp trị chân đau.

Cây cúc mẳn-ho cảm sốt

Cây cúc  mẳn còn gọi là cóc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu,... (Centipeda minima L.), họ cúc (Araceae), là loại cỏ mọc sát mặt đất, phân thành nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng. Hoa màu vàng nhạt, mọc ở nách lá. Khi vò ra có mùi hắc. Quả bế  4 cạnh, trên cạnh có lông mịn.
Cây mọc hoang khắp nơi vùng đồng ruộng ẩm thấp. Thu hái toàn cây về dùng tươi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Theo Đông y, cúc mẳn có vị đắng, cay, tính ấm, quy vào các kinh phế, can. Thường dùng chữa ho, viêm phế quản, mẩn ngứa, mụn nhọt, hắc lào, eczema,...
Chữa ho gà ở trẻ em :
Cúc mẳn 10g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm một chút mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần. Uống 7-10 ngày.
Viêm phế quản mạn tính: Cúc mẳn 10g tươi, lá hen 12g, bách bộ 10, trần bì 8g, sắc uống ngày một thang. Uống  10-15 ngày.
Ho do cảm cúm: Cúc mẳn, lá xương sông, râu ngô, mỗi vị 40g, sắc uống ngày 1 thang. Uống 3-5 ngày.
Chữa sốt rét cơn: Cúc mẳn 120g, 300 ml, sắc còn 200m, sắc uống mỗi ngày một thang, uống trước khi phát sốt 1 giờ.
Mẩn ngứa, mụn nhọt, hắc lào: Dùng cây cóc mẳn tươi không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát, rồi đắp lên chỗ mẩn ngứa xát vào chỗ bị mẩn ngứa, hắc lào, ngày làm nhiều lần. Làm trong vài ngày.
Chữa eczema: cóc mẳn 20g, đậu xanh 10g, rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nát rồi đắp lên vùng da bị eczema.

TINH thảo(dùi trống) ho- mắt đỏ- viêm họng

Các bài thuốc từ cỏ dùi trống
Cỏ dùi trống.
Cây này còn có tên là cốc tinh thảo, cỏ đuôi công. Theo Đông y, cỏ dùi trống vị cay, ngọt, tính hơi ôn, có tác dụng thanh nhiệt, làm sáng mắt; thường được dùng chữa các bệnh ho do phong nhiệt, đau mắt, đau đầu.

Cỏ dùi trống là cây nhỏ sống hằng năm, mọc hoang. Bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa hoặc toàn cây. Sau đây là một số bài thuốc:

- Đau mắt đỏ: Cỏ dùi trống 10 g, lá dâu 20 g, đậu xanh 20 g, cam thảo đất 10 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ dùi trống, phòng phong lượng bằng nhau, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 g.

- Nhức đầu: Cỏ dùi trống 10 g, lá dâu 20 g, hoa đại 16 g, cam thảo đất 15 g. Sắc uống ngày một thang.

- Nhức đầu, nhức lông mày: Cỏ dùi trống 8 g, giun đất (địa long) 12 g, nhũ hương 4 g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 4 g đốt cháy, hun khói vào lỗ mũi bên đau.

- Thiên đầu thống: Cỏ dùi trống tán bột, trộn với hồ, dán vào nơi đau.

- Viêm họng: Cỏ dùi trống 10 g, bồ công anh 16 g, củ giẻ quạt 12 g, cam thảo đất 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Ho do phong nhiệt: Cỏ dùi trống 10 g, lá dâu 16 g, vỏ rễ cây dâu 12 g, cam thảo đất 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Giảm thị lực (mắt mờ): Cỏ dùi trống 10 g, quyết minh tử (hạt muồng) sao 12 g, kỷ tử (quả cây khởi tử) 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Cảm cúm, cảm mạo: Cỏ dùi trống 30-50 g, sắc uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi. Chỉ dùng cho người bị cảm không ra mồ hôi.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống 

hình ảnh cỏ dùi trống khai thác





ngâm cứu