Chuối hột
Thứ tư - 08/08/2012 14:06
Chuối hột, Chuối chát - Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back), thuộc họ Chuối - Musaceae.
Chuối hột
Mô tả: Thân giả cao 2-4m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.
Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm.
Bộ phận dùng: Quả, củ, thân - Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương và Malaixia, thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt,
giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác. Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm. Bắp chuối dùng ăn gỏi. Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối trị bệnh đường ruột. Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu. Củ Chuối hột thối dùng đắp trị bỏng lửa. Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng; nước cây Chuối hột dùng trị đái đường.
Ðơn thuốc:
1. Chữa bệnh sỏi thận, thái mỏng 7-8 quả Chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3-4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Uống 1-2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.
2. Chữa ung xỉ, xỉ máu, xỉ mủ; dùng vỏ quả Chuối hột, Da trăn, Cam thảo nam, ba vị đốt thanh than tồn tính, với ít hòn phèn xanh phi, tán ra bột, hoà với dầu Dừa. Súc miệng sạch, thoa thuốc vào chân răng, ngày bôi nhiều lần.
3. Chữa tâm nhiệt phát cuồng, dùng thân cây Chuối hột, nhét giun đất (Ðịa long) vào trong, nướng kỹ, vắt lấy nước cho uống.
4. Ðái đường: Tìm cây Chuối hột nào dạng nhú mọc bắp chuối độ 2 tác, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.
Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm.
Bộ phận dùng: Quả, củ, thân - Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương và Malaixia, thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt,
giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác. Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm. Bắp chuối dùng ăn gỏi. Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối trị bệnh đường ruột. Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu. Củ Chuối hột thối dùng đắp trị bỏng lửa. Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng; nước cây Chuối hột dùng trị đái đường.
Ðơn thuốc:
1. Chữa bệnh sỏi thận, thái mỏng 7-8 quả Chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3-4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Uống 1-2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.
2. Chữa ung xỉ, xỉ máu, xỉ mủ; dùng vỏ quả Chuối hột, Da trăn, Cam thảo nam, ba vị đốt thanh than tồn tính, với ít hòn phèn xanh phi, tán ra bột, hoà với dầu Dừa. Súc miệng sạch, thoa thuốc vào chân răng, ngày bôi nhiều lần.
3. Chữa tâm nhiệt phát cuồng, dùng thân cây Chuối hột, nhét giun đất (Ðịa long) vào trong, nướng kỹ, vắt lấy nước cho uống.
4. Ðái đường: Tìm cây Chuối hột nào dạng nhú mọc bắp chuối độ 2 tác, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét