This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Khoản đông hoa-ho dom

Khoản đông hoa

khoan dong hoa Khoản đông hoa

Tên khoa học:

Flos Tussilaginis farfarae

Nguồn gốc:

Nụ hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông hoa (Tussilago farfara L.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu.

Thành phần hoá học chính:

Chất khoáng, tinh dầu, flavonoid, tanin.

Công dụng:

Khoản đông hoa là vị thuốc được dùng từ lâu đời cả trong đông y và tây y để chữa ho có đờm, ho ra máu.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Thuốc hay từ cây khế

Thuốc hay từ cây khế

Lá khế được dùng để chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng.

Trong dân gian, người ta thường dùng lá khế giã nhỏ hoặc dùng quả giã lấy nước đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Để chữa hóc xương cá, có thể lấy 3-4 chiếc lá khế rửa sạch, nhai và nuốt dần.

Theo đông y, quả khế có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Hoa khế có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện. Rễ khế có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức.
Sau đây là một số bài thuốc từ khế:
Đau đầu lâu ngày không khỏi: Rễ khế 30-60 g, đậu phụ 120 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần.
Ho do phong nhiệt, họng sưng đau: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3-5 ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt.
Lở miệng: Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần mỗi lần 100 ml.
Sản hậu phù thũng: Lá khế 15 g, sắc nước uống.
Sỏi tiết niệu: Khế tươi 3-5 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần.
Tiểu tiện nóng rít: Khế tươi 2-3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2-3 lần.
Bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1/3 phía gần cuống, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống khi còn nóng, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào rốn thì tiểu tiện sẽ thông.
Khớp xương đau nhức: Rễ khế 150 g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 1 chén con.
Sưng đau do ngã hoặc ung nhọt: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau và giải độc.
Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt.

Giải độc thuốc phiện: Hoa khế 15 g sắc uống.

Cúc hoa. nhức đầu-mắt

Cúc hoa

cuc hoa Cúc hoa

Tên khác:

Cúc hoa vàng, Kim cúc.

Tên khoa học:

Flos Chrysanthemi

Nguồn gốc:

Dược liệu là cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa (Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây được trồng trong nước ta để làm thuốc.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột, flavonoid, vitamin A, acid amin (cholin).

Công dụng:

Thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, cao huyết áp, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nước mắt, đinh độc, mụn nhọt, sưng đau.
Dùng để ướp chè, nấu rượu.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 2-10g dưới dạng thuốc sắc.

CẨU TÍCH

CẨU TÍCH





Vị thuốc Cẩu tích

CẨU TÍCH (狗脊)
Rhizoma Cibotii

Tên khác: Kim Mao Cẩu Tích, Cu Ly, Nhung Nô, Xích Tiết

Tên khoa học: Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).

Mô tả: 

Cây: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải - ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn.  

Dược liệu: Đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đường kính 2 - 5 cm, dài 4 - 10 cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gẫy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.

Bộ phận dùng: Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).

Phân bố: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng.

Thu hái: Thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.

Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.

Công năng: Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

Công dụng: 

Chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già thận yếu đi tiểu nhiều.

Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.

Cách dùng, liều lượng: 10-18g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, ngâm rượu.

Bào chế: Rang cát nóng, cho dược liệu đã thái phiến vào, tiếp tục rang cho cháy hết lông còn sót lại. Lấy ra để nguội, rửa sạch, ngâm nước 12 giờ, đồ kỹ cho mềm, tẩm rượu 12 giờ rồi sao vàng. có thể chích muối ăn để tăng bổ thận.

Bài thuốc:

Trị đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động:

- Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 50 g; tang ký sinh 40 g. Rượu trắng 1.500 ml ngâm một tuần, lọc phần trong để uống. Hoặc ngâm 3 lần nhập lại để uống thì kinh tế hơn.

- Cẩu tích, khương hoạt, đỗ trọng, quế tâm, tang ký sinh, phụ tử chế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, ngưu tất mỗi thứ 45 g. Rượu trắng 2.500 ml ngâm như trên (hai bài trên cùng công dụng, cùng thành phần, khác liều lượng).

Trị can thận hư suy, phong thấp lưng chân đau: Cẩu tích, đan sâm, hoàng kỳ mỗi thứ 30 g, đương quy 25 g, phòng phong 15 g; rượu trắng 1.000 ml.
Trị lưng đau, gối mỏi thuộc thận âm hư: Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên 9 g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1-2 viên uống với nước sôi.

Bổ thận cường yêu (yêu = cột sống): Can thận bất túc, đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16 g, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi thứ 12 g, thục địa 16 g. Sắc uống.

Lưng gối mỏi do thận can hư: Cẩu tích 10 g, sa uyển tử 12-15 g, đỗ trọng 10-12 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm cột sống tăng sinh có gai do can thận bất túc: Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi thứ 15 g; sơn thù du, câu kỷ tử, nữ trinh tử, đương quy mỗi thứ 10 g; kê huyết đằng 30 g; mộc hương 6 g. Sắc uống ngày một thang.

Đau nhức tất cả các khớp to nhỏ (riêng từng khớp hoặc cùng lúc nhiều khớp vào buổi sáng ngủ dậy hoặc về chiều tối nhiều hơn): Cẩu tích 30 g; cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20 g; sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15 g.

Nếu đau lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12 g. Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, tỳ giải, thiên niên kiện mỗi thứ 12 g. Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12 g, bạch chỉ 6 g.

Đau đầu, khó ngủ, táo bón, huyết áp cao thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24 g.

Các khớp tê buốt, sưng phát cước, sợ nước, sợ lạnh ăn kém tiêu, đại tiện lỏng: Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật đều 15 g; bạch truật 20 g; xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi đều 10 g; phụ tử chế, cam thảo đều 8 g. Sắc uống hai ngày một thang.

Bỏng nổ chóng mặt.

Bỏng nổ

bong no Bỏng nổ

Tên khác:

Cây nổ, Bỏng nẻ.

Tên khoa học:

Fluggea virosa (Roxb. ex Willd.) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Bộ phận dùng:

Lá, vỏ thân, rễ.

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid (securinin), tanin.

Công dụng:

Chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy.

Cách dùng, liều lượng:

Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.

CÂY XẤU HỔ-mất ngủ

CÂY XẤU HỔ





Cây Xấu hổ


CÂY XẤU HỔ
Herba Mimosae Pudicae
Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.

Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).

Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1-1,5mm.

Mùa hoa: tháng 6-8.

Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.

Bộ phận dùng: Cành lá, rễ.

Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Thu hái: Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).

Tác dụng dược lý:

Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của mimosa được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).

Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).

Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruz (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.

Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999).

Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).

Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp,

Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấp khớp.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.

Bài thuốc: 

1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.

2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.

3. Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.

4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày. 

cà dưa leo. rượu

Tác dụng giải rượu của cây cà gai leo mạnh đến nỗi chỉ cần nhấm rễ cà gai leo cũng tránh được say.

Hiện nay khi đi uống rượu, nhiều người thường sử dụng các viên giải rượu, tuy nhiên theo TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thì đó là một sai lầm.
Các viên giải rượu thường có hàm lượng vitamin B1, B6, PP rất cao nên giúp thần kinh tỉnh táo khi uống, song trên thực tế hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào chứng minh các chất này làm giảm nồng độ rượu trong máu. Do vậy, lượng rượu vào cơ thể càng nhiều phá huỷ gan càng lớn, nhiều người đến với Trung tâm Chống độc Bạch Mai khi gan đã bị xơ nặng do dùng nhiều rượu bia.
Thảo dược bổ gan, hạn chế tác hại rượu bia
 

Theo tư vấn của nhiều chuyên gia y tế, để hạn chế tác hại không mong muốn của rượu bia tới sức khỏe, có thể sử dụng một số loại thảo dược có tính năng bảo vệ gan rất tốt đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống cũng như khoa học đã chứng minh như cà gai leo, mật nhân, atisô… khi uống rượu. Đơn cử như thảo dược cà gai leo được chứng minh bằng những công trình khoa học rất có giá trị và là cây thuốc duy nhất hiện nay được chứng minh có tác dụng chống xơ gan mạnh.
Tác dụng giải rượu của cà gai leo mạnh đến nỗi chỉ cần nhấm rễ cà gai leo cũng tránh được say (sách Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi). Thậm chí, một thí nghiệm đơn giản là khi ngâm cà gai leo với cồn, rượu thì chỉ sau một đêm sẽ phá huỷ một lượng lớn chất cồn trong đó. Hoặc cây mật nhân cũng được nhiều người dân sử dụng để giải độc, giải rượu, làm tăng sinh lý nam giới mạnh (điều này rất cần cho nam giới bị xơ gan do rượu).

dền

Dền gai
Dền gai
Mô tả: Cây thảo hàng năm, cao 0,30-0,70m, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai dài 3-15mm, mặt trên phiến lá màu xanh dợt. Hoa mọc thành xim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai 7-8mm. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Amaranthi Spinosi.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng nhiệt đới châu Á, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc dại ở bãi hoang, ven đường quanh nhà. Có thể thu hái quanh năm, dùng toàn cây rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.
Thành phần hoá học: Cây chứa một tỷ lệ nitrát kali, nhất là ở rễ.
Tính vị, tác dụng: Dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt có thể dùng như hạt cây Mào gà đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết. Nhân dân còn dùng hạt và rễ trị bệnh đau tim.
Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị rong kinh, lậu, eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng; còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng. Cây dùng trị rắn cắn.
Đơn thuốc:
1. Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10-15g; hoặc dùng tro uống với nước chín hay nước trà, mỗi lần 8-12g.
2. Lậu: Dùng 5-6 rễ non nhai như nhai trầu trong một ngày liên tục trong vòng một tuần lễ thì đỡ.
3. Lỵ vi khuẩn và viêm ruột nhiệt tả: dùng 160g lá tươi hay 80g lá khô sắc uống; hoặc phối hợp với cây Mã đề, bằng nửa lượng Dền gai, cùng sắc uống.
Dền cơm
Dền cơm
Mô tả: Cỏ thường nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai. Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3-6cm, rộng 1,5-3cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10cm. Chuỳ hoa ở ngọn hay bông ở nách lá; hoa có 3 lá đài, 3 nhị, 2-3 đầu nhuỵ. Quả bế nhăn, chứa 1 hạt nâu đen, bóng, to 1mm.
Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây - Radix et Herba Amaranthi Viridis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi, và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô dùng.
Thành phần hoá học: Cành lá rau dền cơm chứa nước 84,5%, protid 3,4%, glucid 1,4%, cellulose 1,6%, vitamin C 63mg%, caroten 10,5mg%, vitamin B2 0,36mg%, vitmin PP 1,3mg%. Cũng có tác giả cho biết lượng vitamin C trong rau Dền cơm là khoảng 21mg%, xào ăn thì lượng vitamin C ít hao tổn hơn luộc.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt khu thấp, thu liễm, chỉ tả.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được dùng trị lỵ trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, cũng dùng trị rắn độc cắn. Ngày dùng 40-80g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy rễ tươi giã nát, lấy nước chiết uống và dùng bã đắp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá làm thuốc trị bò cạp đốt và dùng toàn cây trị rắn cắn.
Rau dền cơm còn là loại rau xào, luộc ăn ngon, có tác dụng dưỡng sinh. Kinh nghiệm dân gian là kỵ ăn với tiết canh (lợn, vịt) vì nếu ăn chung rau dền cơm luộc với tiết canh sẽ bị ỉa chảy dữ dội.
Đơn thuốc trị lỵ: Khi mới mắc bệnh, dùng 1/2 kg rau Dền cơm chia 4 lần nấu với nước, mỗi ngày uống 4 lần; ngày thứ hai dùng 1/4 kg cũng chia 4 lần nấu uống.

Cúc vạn thọ -ho-răng

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ
Mô tả: Cây thảo mọc đứng, cao 0,6-1m, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra. Lá xẻ sâu hình lông chim, các thuỳ hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Đầu hoa toả tròn, rộng 3-4cm hay hơn, mọc đơn độc hay tụ họp thành ngù; lá bắc của bao chung hàn liền với nhau; hoa màu vàng hay vàng cam, mào lông gồm 6-7 vẩy rời nhau hoặc hàn liền nhau. Hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xoè ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế có 1-2 vẩy ngắn.
Cây ra hoa vào mùa đông cho tới mùa hạ.
Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Tagetis Erectae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới (Mêhicô), được trồng làm cảnh nhưng cũng thuần hoá ở chỗ nóng, ẩm và sáng. Trồng bằng ngọn hay mầm nách; cũng có khi gieo hạt. Thu hái hoa vào mùa xuân, hè, phơi khô ngoài nắng. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.
Tính vị, tác dụng: Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị ho. Có tác giả cho là cây có tác dụng thông khí, trị ho; lá làm mát phổi gan, giải nhiệt; còn hoa thanh tâm, giáng hoả, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị 1. Bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc); 2. Ho gà, viêm khí quản; 3. Viêm miệng, viêm hầu, đau răng. Dùng ngoài chữa viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá chữa viêm mủ da.
ở Campuchia, người ta dùng lá non làm rau ăn sống hay nấu canh.
ở Ấn Độ, hoa được dùng trị đau mắt, mụn nhọt độc; dùng trong uống lọc máu; dịch hoa tươi dùng trong bệnh trĩ chảy máu; lá được dùng đắp mụn nhọt, dịch lá được dùng trị đau tai
Đơn thuốc:
1. Ho gà; dùng 15 hoa, sắc nước và thêm đường cát để uống.
2. Đau răng, đau mắt; dùng 15 hoa Cúc vạn thọ sắc nước uống.
3. Viêm tuyến mang tai, viêm vú; dùng Cúc vạn thọ, Thất diệp nhất chi hoa, Kim ngân hoa với lượng bằng nhau, nghiền ra và thêm giấm để đắp chỗ đau.
Mô tả: Cây thảo mọc đứng, cao 0,6-1m, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra. Lá xẻ sâu hình lông chim, các thuỳ hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Đầu hoa toả tròn, rộng 3-4cm hay hơn, mọc đơn độc hay tụ họp thành ngù; lá bắc của bao chung hàn liền với nhau; hoa màu vàng hay vàng cam, mào lông gồm 6-7 vẩy rời nhau hoặc hàn liền nhau. Hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xoè ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế có 1-2 vẩy ngắn.
Cây ra hoa vào mùa đông cho tới mùa hạ.
Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Tagetis Erectae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới (Mêhicô), được trồng làm cảnh nhưng cũng thuần hoá ở chỗ nóng, ẩm và sáng. Trồng bằng ngọn hay mầm nách; cũng có khi gieo hạt. Thu hái hoa vào mùa xuân, hè, phơi khô ngoài nắng. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.
Tính vị, tác dụng: Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị ho. Có tác giả cho là cây có tác dụng thông khí, trị ho; lá làm mát phổi gan, giải nhiệt; còn hoa thanh tâm, giáng hoả, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị 1. Bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc); 2. Ho gà, viêm khí quản; 3. Viêm miệng, viêm hầu, đau răng. Dùng ngoài chữa viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá chữa viêm mủ da.
ở Campuchia, người ta dùng lá non làm rau ăn sống hay nấu canh.
ở Ấn Độ, hoa được dùng trị đau mắt, mụn nhọt độc; dùng trong uống lọc máu; dịch hoa tươi dùng trong bệnh trĩ chảy máu; lá được dùng đắp mụn nhọt, dịch lá được dùng trị đau tai
Đơn thuốc:
1. Ho gà; dùng 15 hoa, sắc nước và thêm đường cát để uống.
2. Đau răng, đau mắt; dùng 15 hoa Cúc vạn thọ sắc nước uống.
3. Viêm tuyến mang tai, viêm vú; dùng Cúc vạn thọ, Thất diệp nhất chi hoa, Kim ngân hoa với lượng bằng nhau, nghiền ra và thêm giấm để đắp chỗ đau.

dong riềng -thanh nhiệt. viêm gan

Dong riềng
Dong riềng
Mô tả: Cây cao 1,2-1,5m, có thể tới 2m. Thân rễ phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Lá có phiến thuôn dài, thường có màu tía, bẹ tía, gân giữa to, gân phụ song song. Hoa xếp thành cụm ở ngọn thân; đài 3, cánh hoa 3, vàng vàng; nhị lép màu đỏ son, rộng 1cm; nhị vàng, môi vàng. Quả nang.
Ra hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Thân rễ, hoa - Rhizoma et Flos Cannae Edulis. 
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu được trồng. Cây tương đối chịu rợp, yếu chịu rét, cho năng suất 20 tấn củ trở lên sau một năm, trong điều kiện thuận lợi. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rễ dùng tươi hay phơi khô. Hoa phơi khô.
Thành phần hoá học: Củ giống củ Riềng, chứa nhiều tinh bột.
Tính vị, tác dụng: Dong riềng có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, an thần, giáng áp. Lá có tác dụng làm dịu và kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ luộc ăn ngon, và chế bột làm miến (bún tàu) tại nhiều vùng ở nước ta. Rễ dùng chữa viêm gan hoàng đản cấp tính. Dùng ngoài trị đòn ngã chấn thương, viêm mủ da. Hoa dùng chữa chảy máu bên ngoài. Hạt có thể tán bột rắc chữa viêm tai có mủ. Liều dùng: Rễ 15-20g, sắc uống; hoa 10-15g, hãm sôi trong nước và dùng ngay. Ở Ấn Độ, rễ được xem như làm ra mồ hôi, lợi tiểu được dùng trị sốt và phù.
Đơn thuốc:
1. Viêm gan cấp: Rễ Dong riềng tươi 60-90g đun sôi uống. Có hiệu quả sau một tuần lễ điều trị.
2. Đòn ngã chấn thương: Giã rễ tươi và đắp tại chỗ.

Dây chiêu ấn độ-lọc máu

Dây chiều Ấn Độ
Dây chiều Ấn Độ
Mô tả: Dây leo cao 2-5m, nhánh non có lông. Lá có phiến hình bầu dục dài 10-20cm, đầu có mũi, hẹp dần về phía cuống, nhẵn, hơi ráp, mép có răng thưa. Chuỳ ít hoa ở nách hay ở ngọn. Hoa màu trắng, rộng 2,5cm; lá đài không lông ở mặt trong, nhị nhiều; số lá noãn 3-4. Quả đại tròn tròn; hạt có áo hạt rìa, dài 1cm.
Hoa quả tháng 6-10.
Bộ phận dùng: Dây, rễ, lá – Caulis, Radix et Folium Tetracerae Indicae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaixia. Ở nước ta cây mọc ở bờ bụi, ven rừng nhiều nơi ở miền Nam nước ta, từ Đồng Nai tới Côn Đảo.
Tính vị, tác dụng: Cũng như Dây chiều.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Malaixia, lá và rễ giã nhỏ dùng đắp trị ghẻ ngứa. Ở Campuchia, toàn cây được dùng làm thuốc lợi tiểu bằng cách phối hợp với các vị thuốc khác, trị bệnh lậu và bệnh phù thũng có nguồn gốc gan và thận, và chế các vị thuốc sắc hỗn hợp như thuốc hạ nhiệt trị sốt, bổ và lọc máu. Ở Philippin và Ấn Độ, người ta dùng nước hãm dây lá uống trong trị xuất huyết phổi và dùng nấu nước súc họng để trị các đốm trắng do viêm miệng (aptơ).
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Dây lưỡi lợn-lợi s

Dây lưỡi lợn
Dây lưỡi lợn
Mô tả: Cây phụ sinh ít khi ở đất; thân thường đỏ đậm. Lá mập, phiến đa dạng, thon hay xoan, dài 5-18cm, đầu nhọn, gân gốc 3-5 cái; gân bên 2 cái rất nhỏ, tất cả lồi lên; cuống nạc, dài 5-8mm. Tán hoa ở nách lá, hình cầu trên cuống đài; hoa trắng hay vàng vàng, tâm tim tím, rộng 6-8mm, rất thơm, tràng không lông; tràng phụ hình sao. Quả là một đại rất hẹp, dài 14cm, rộng 0,4cm, có đốm nâu đỏ; hạt dài 3-4mm, lông mào 1,5-2cm.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Hoyae Parasiticae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianama, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng rải rác từ Hà Tây tới Đồng Nai, thường bám vào vách đá hay cây to.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian vẫn thường dùng lá làm thuốc lợi sữa. Ở Campuchia, người ta dùng lá giã đắp rịt các vết đứt.

làm mạch nha.

Mạch nha là một loại kẹo đường, có độ dẻo nhưng không dai, màu vàng sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. Nấu mạch nha là nghề truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi. Người ta nấu mạch nha để ăn, để bán và để làm bia.

Mạch nha là món ăn rất bổ nhờ có nhiều sinh tố, hợp tì vị, nhất là những người yếu dạ dày.
Nguyên liệu để nấu mạch nha gồm có bột mộng lúa nếp, gạo nếp. Vị ngọt của mạch nha hoàn toàn là vị ngọt của nếp và mộng lúa chứ không phải từ đường.
Chế biến mộng lúa nếp: Chọn nếp hoặc lúa khô, ngâm nước 24 tiếng đồng hồ, vớt ra xả sạch nước chua, đem ủ ba ngày đêm, thường xuyên tưới nước như ủ lúa giống làm mạ. Sau đó lại trải mỏng ra và tiếp tục ủ 4 đến 5 ngày, tưới nước đều cho mộng dài ra theo ý muốn (lưu ý là mộng dài không ngọt bằng mộng ngắn).

Sau đó đem mộng ra rũ sạch trấu, rửa sạch và ủ lại cho mộng héo, xé rời ra phơi cho thật khô giòn rồi đem giã nhỏ hoặc xay thành bột.

Kỹ thuật làm mộng lúa nếp phức tạp, đòi hỏi thời gian tương đối dài.

Chế biến mạch nha: Gạo nếp đem nấu thành xôi, đổ ra nong để nguội. Trộn đều cơm nếp với bột mộng lúa nếp với nhau theo tỷ lệ 5 kg gạo 1 kg bột mộng (nếu cho già mộng thì chất ngọt nhiều nhưng màu mạch nha hơi đỏ).

Sau đó trộn đều rồi đổ thêm nước lã theo tỷ lệ 2 kg gạo 1 lít nước, rồi bắc lên lò nấu và khuấy nhuyễn. Nấu độ 6 - 7 tiếng đồng hồ thì đổ vào bao gai, ép lấy nước, bỏ bã.

Ép và lọc sạch xong, lại đổ vào nồi nấu tiếp cho đặc (cô) theo ý muốn. Ðây là đợt nấu cô cuối cùng nên càng phải khuấy đều cho khỏi sít và phải xem chừng để bớt lửa. Nếu mạch nha để làm bia thì cô lỏng, nấu để ăn thì cô đặc hơn.

Nghề nấu mạch nha xuất hiện ở Quảng Ngãi từ đầu thế kỷ 20, đầu tiên là ở làng Thi Phổ. Tương truyền, nguồn gốc ra đời của mạch nha khá thú vị. Chuyện kể rằng, ông giáo Bảy ở làng Thi Phổ sau một lần đi gieo mạ để quên cái thúng còn chứa vài bát mộng mạ. Hôm sau đi dạy về mới nhớ ra, ông vội quay ra tìm, nhưng đến nơi thì mộng mạ đã mất hết rồi. Ngó quanh, ông thấy bên mấy bụi cây đằng xa đằng kia mấy ông nhỏ chăn bò đương tranh nhau húp lấy húp để cái gì đó, có vẻ ngon lành lắm. Sau này, lân la làm quen, gần gũi với bọn trẻ, vừa dạy cho bọn trẻ học chữ, ông được chúng dạy cho cách nấu đường từ mộng mạ, mà chúng gọi là món "đường mộng lúa non". Ông nếm thử thì thấy vị ngọt như đường, lại rất thanh. Về sau, ông giáo Bảy đã tìm cách nấu và phổ biến món đường đặc biệt này, và đặt cho nó một cái tên ngắn ngọn nhưng ý nghĩa: Mạch Nha.

Ban đầu nghề chỉ có tính chất gia đình, sau này mới phổ biến ra dân gian và được cách tân ít nhiều cho hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, như có thêm loại mạch nha mè thơm ngậy, mạch nha đậu phụng giòn béo...