Tháng 7062012
Hình ảnh cây bạch hoa xà
Cây Bạch hoa xà có tên khoa học là Plumbago zeylanica L., Họ Đuôi công – Plumbaginaceae. Cây bạch hoa xà có tên khác là bạch tuyết hoa, cây Chiến, cây Đuôi công.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây Bạch hoa xà: Bạch hoa xà là loại cỏ cao 0,6 – 0,7m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, mép nguyên, không có lông, mặt dưới hơi trắng nhạt, hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây Bạch hoa xà: Trồng bạch hoa xà bằng cây con vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của cây Bạch hoa xà: Thường dùng rễ Bạch hoa xà tươi hoặc lá Bạch hoa xà tươi. Giã nát rễ hoặc lá tươi, cho thêm ít muối, thêm lá Dâm bụt hoặc củ Khoai sọ sống (trọng lượng bằng nhau), giã nát trộn đều đắp lên vết thương, vết loét, nơi sưng tấy, chốc đầu, chàm (ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 15 phút).
Công dụng, liều dùng Bạch hoa xà: Chữa các bệnh ngoài da, vết thương, vết loét, mụn nhọt sưng tấy chưa có mủ, chữa ghẻ và chữa rắn độc cắn (giã đắp, cấm uống).
Liều dùng Bạch hoa xà: Tùy theo diện tích viêm tấy mà tăng giảm liều lượng thuốc. Dùng nước rễ Bạch hoa xà sắc đặc để bôi chữa ghẻ.
Chú ý:
Rễ cây có chất Plumbagin mùi hắc và gây xung huyết da, gây bỏng da, vì vậy khi đắp lên vết = thương nếu thấy chỗ đắp nóng rát thì phải bỏ ra ngay.
Không dùng cho phụ nữ có thai bằng đường uống. Thuốc gây sảy thai.
Cây dễ nhầm lẫn: Lá Bạch hoa xà mới nhìn dễ nhầm với lá cây Hoa nhài, nhưng lá cây Nhài gân phụ mặt dưới có lông, lá Bạch hoa xà không có lông.
Đơn thuốc có cây Bạch hoa xà:
Chữa bong gân, da thịt bầm tím, đau nhức cơ xương khớp: Rễ Bạch hoa xà 10 – 15g, đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống, có thể ngâm với rượu để bóp ngoài.
Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Mụn, nhọt sưng tấy: Lá cây bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén.
Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.
Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Quí bạn đọc có thể xem thêm thông tin về bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả từ thảo dược tự nhiên.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét