Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng,
có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn
nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch….
Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất
cao,có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để
dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và
chữa nhiều chứng bệnh về da.
Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay
giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế.
Raumácónhiềucôngdụngđốivớisứckhỏe.
|
Hạ sốt
Khi trẻ bị sốt có thể
dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút
rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm
sốt.
Chữa rối loạn cơ thể
Rau má rất tốt cho tiêu
hóa, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan này, chống lại quá trình gây viêm
và còn có tác dụng như một thuốc tẩy nhẹ.
Giúp tăng trí nhớ
Lá rau má sấy khô tán
bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc
bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
Tốt cho các bệnh tim mạch
Rau má có thể giúp giảm
sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến
tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân
(béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm
lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn
chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Làm đẹp
Rau má không chỉ mát bổ
lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng
“thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm
chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ…
Không chỉ giúp ích cho
quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.
Làm lành vết thương
Rau má có chứa hóa chất
được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng
cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp
máu cho khu vực bị thương.
Giám stress
Triterpenoids trong rau
má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một
số cá nhân.
Ngoài ra, trong dân gian
các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema,
nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen
suyễn và bệnh giang mai...Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị
chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí
nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.
Chú ý: Rau má có tính lạnh nên những người có hay đầy
bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.Những trường hợp nầy chỉ nên dùng
vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da
không giới hạn.
Một số bài thuốc từ rau má
1. Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
2. Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
3. Chữa kiết lỵ: Bài 1 (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng; Bài 2, rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.
4. Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.
5. Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.
Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy mang lại kết quả tốt.
6.
- Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 – 40g, Đường phèn 30g sắc uống.
- Đi lỏng do trúng thực: Rau má 30g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.
- Đái ra máu: Rau má và Ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
- Táo bón: Rau má 30g giã nát đắp rốn.
- Bệnh sởi: Rau má 30 – 40g sắc uống.
- Áp xe vú giai đoạn đầu: Rau má tươi 30 – 70g sắc uống hoặc giã nát ép lấy nước uống.
- Giải ngộ độc thuốc và thực phẩm: Rau má tươi giã nát ép lấy nước uống (có thể thêm một chút Đường phèn).
- Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột mỗi ngày uống 2 thìa cà phê gạt ngang.
- Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu: Rau má tươi 30 – 100g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nát rồi hoà đường uống.
Đối với bệnh nhân viêm gan virút cấp tính dùng 150g Rau má tươi sắc với 500ml nước cô còn 250ml, pha thêm Đường phèn chia uống 2 lần trong ngày khi đói bụng. Ngoài ra Rau má còn được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não – tuỷ.
Ở nước ta Rau má mới chỉ được nghiên cứu trong điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là bỏng. Theo cổ nhân, Rau má có tính lạnh nên những người hư hàn không nên dùng.
Trị mụn bằng rau má
Tạo bởi: Nguyễn Thanh Vân Vân Thứ ba, 02/04/2013, 23:38
Mụn nhọt là nỗi kinh hoàng của các chị em, nhất là trong tiết trời oi ả của mùa hè. Dù đã sử dụng đủ loại mỹ phẩm, kem chống nắng, khẩu trang nhưng vẫn không tránh khỏi sự tấn công của chúng. Phải làm sao đây?.... Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho chị em cách làm đẹp cực kì đơn giản, sạch mụn chỉ với dùng rau má.
Rau má có tên khoa học là Centella asiatica thuộc họ hoa tán (Apiaceae), vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Rau má cũng chứa nhiều các vitamin, khoáng chất, có tác dụng bổ dưỡng, chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa, trị mụn, đẹp da.
1. Trị mụn Lấy 50g rau má và 50g lá gấc, rửa sạch, giã nhỏ, trộn đều cùng một ít muối, sau đó đem đắp vào vị trí có mụn.
Kết hợp uống nước ép rau má: 50g rau má, rửa sạch, đem ép lấy nước, thêm một chút đường rồi uống.
Mỗi ngày một cốc nước rau má đánh bay mụn
2. Dưỡng ẩm, mịn da, làm chậm quá trình lão hóa daSử dụng 30-40g rau má, rửa sạch, đem giã nhỏ lấy nước. Nước ép rau má pha thêm với một chút đường cho dễ uống. Phần bã đem đắp mặt nạ trong 30 phút.
2. Dưỡng ẩm, mịn da, làm chậm quá trình lão hóa daSử dụng 30-40g rau má, rửa sạch, đem giã nhỏ lấy nước. Nước ép rau má pha thêm với một chút đường cho dễ uống. Phần bã đem đắp mặt nạ trong 30 phút.
3. Làm liền sẹo trên daMặt nạ rau má giúp làm mờ sẹoSử dụng lá rau má rửa sạch, giã nhỏ rồi đem đắp lên vết thương giúp vết thương nhanh liền sẹo hoặc đắp lên vết sẹo hàng ngày có tác dụng làm mờ sẹo, cho bạn làn da đẹp, mịn màng như mong muốn.
Còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng cách làm đẹp từ rau má ngay trong ngày hôm nay. Chúc các bạn có làn da đẹp, mịn màng, sạch mụn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét