Cúc chỉ thiên
Cúc chỉ thiên, Cỏ lưỡi mèo, Chân voi nhám - Elephantopus scaber L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cúc chỉ thiên
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm cao 30-60 cm. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, thuôn thon hay thành cuống ôm thân, tù ở đầu, dài 6 -12cm, rộng 3-5 cm, có răng, có lông ráp ở cả hai mặt, với lông trắng, cứng, áp sát. Hoa tím hay hồng, xếp 4 cái thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù bao bởi hai lá bắc hình tam giác, dài 10-15mm, rộng ở gốc. Quả bế có 10 cạnh, hình thoi, có lông, cụt ở đỉnh; mào lông cứng xếp một dãy.
Ra hoa kết quả từ tháng 6 đến tháng 12.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Elephantopi
Nơi sống và thu hái: Loài cây rất phổ biến ở vùng Viễn đông và cả ở nước ta, thường gặp ven đường, ở các bãi hoang khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam. Thu hái cây vào mùa hè - thu, rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô dùng. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Lá trừ giun, lợi tiểu, kích dục.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị 1. Cảm mạo, viêm hạch hạnh nhân cấp, viêm hầu họng, viêm kết mạc; 2. Viêm gan vàng da cấp, xơ gan cổ trướng; 3. Viêm thận cấp và mạn; 4. Cước khí thuỷ thũng, lỵ, ỉa chảy; 5. Cụm nhọt, eczema, rắn cắn. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi lấy nước uống, bã đắp trừ rắn cắn (dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ cu vẽ, lá Ớt). Có thể lấy lá tươi giã với mẻ và giấm đắp trị đinh râu, nhọt độc, hoặc nấu nước rửa bệnh ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây chữa rắn cắn; nước sắc rễ và lá dùng trị đái khó, ỉa chảy, lỵ và viêm hay đau dạ dày. Rễ dùng để ngừng nôn và trộn với hồ tiêu làm thuốc đắp trị đau răng. Lá giã ra, nấu với dầu dừa dùng đắp vết loét và eczema. Ở Thái Lan, rễ và lá cây được dùng làm thuốc tránh thụ thai, thuốc bổ tăng lực và trị ho.
Ghi chú: Còn có Cúc chỉ thiên bông hay Chân voi gié - Pseudelephantopus spicatus(Aublet) Rohr (Elephantopus spicatus Aublet), cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn. Lá dùng chủ yếu làm thuốc chữa các vết thương và cũng dùng chữa sốt và lợi tiểu.
Ra hoa kết quả từ tháng 6 đến tháng 12.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Elephantopi
Nơi sống và thu hái: Loài cây rất phổ biến ở vùng Viễn đông và cả ở nước ta, thường gặp ven đường, ở các bãi hoang khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam. Thu hái cây vào mùa hè - thu, rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô dùng. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Lá trừ giun, lợi tiểu, kích dục.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị 1. Cảm mạo, viêm hạch hạnh nhân cấp, viêm hầu họng, viêm kết mạc; 2. Viêm gan vàng da cấp, xơ gan cổ trướng; 3. Viêm thận cấp và mạn; 4. Cước khí thuỷ thũng, lỵ, ỉa chảy; 5. Cụm nhọt, eczema, rắn cắn. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi lấy nước uống, bã đắp trừ rắn cắn (dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ cu vẽ, lá Ớt). Có thể lấy lá tươi giã với mẻ và giấm đắp trị đinh râu, nhọt độc, hoặc nấu nước rửa bệnh ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây chữa rắn cắn; nước sắc rễ và lá dùng trị đái khó, ỉa chảy, lỵ và viêm hay đau dạ dày. Rễ dùng để ngừng nôn và trộn với hồ tiêu làm thuốc đắp trị đau răng. Lá giã ra, nấu với dầu dừa dùng đắp vết loét và eczema. Ở Thái Lan, rễ và lá cây được dùng làm thuốc tránh thụ thai, thuốc bổ tăng lực và trị ho.
Ghi chú: Còn có Cúc chỉ thiên bông hay Chân voi gié - Pseudelephantopus spicatus(Aublet) Rohr (Elephantopus spicatus Aublet), cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn. Lá dùng chủ yếu làm thuốc chữa các vết thương và cũng dùng chữa sốt và lợi tiểu.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét