Khúc khắc có tác dụng tiêu độc


Khúc khắc còn có tên gọi là củ cun, dây kim cang kim cang mỡ, cây nâu, Người Tày gọi là khau đâu, rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K’ ho), Đông y gọi là thổ phục linh...  Là loại cây leo, thân già hóa gỗ, không gai. Lá hình trứng, gốc hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn.
 
Cụm hoa hình tán, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ. Quả hình cầu, khi chín màu đen, có 2 - 4 hạt hình trứng. Mùa ra hoa quả  tháng 5 - 10. Cây mọc hoang thường gặp ở ven đường, bờ bụi, trên các đồi trọc tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta.
Bộ phận dùng làm thuốc lá rễ củ, củ nạc, vỏ nâu được thu hái quanh năm nhưng vào mùa hè là tốt nhất, có thể phơi hay sấy khô để dùng dần.
 Khúc khắc có tác dụng tiêu độc.
Theo Đông y khúc khắc có vị ngọt nhạt, tính bình không độc đi vào qui kinh can, vị có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Chống viêm, chữa dị ứng: Khúc khắc 15 - 30g, rửa sạch, cho 450ml nước sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 5-10 ngày.
Hỗ trợ trị chàm, phong chẩn, đơn độc: Khúc khắc 40 - 80g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Phối hợp với các thuốc khác.
- Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt: Khúc khắc 20g, dây đau xương 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g. Cho 500ml nước sắc còn 250ml, uống ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 15 ngày.
- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt (chưa vỡ mủ), viêm da mủ: Khúc khắc 30g, bồ công anh, kim ngân hoa, bèo cái mỗi thứ 20g, cam thảo nam 10g, vỏ núc nác 15g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.            

0 nhận xét :

Đăng nhận xét