Phần
này tôi giới thiệu một số instruction mà chúng ta rất hay sử dụng khi lập
trình
cho
AVR. Tôi sẽ chia các instruction này ra thành nhiều nhóm dựa theo phạm vi tác
động và chức năng của chúng.
Trước
hết chúng ta thống nhất một số cách sử dụng ký hiệu trong cách viết cú pháp
của các instruction như sau:
- Rd: thanh ghi nguồn và cũng
là đích thuộc Register File.
- Rr: thanh ghi nguồn thuộc
Register File.
Khái
niệm nguồn (Source), đích (Destination) là chỉ các toán hạng và kết quả trong
các phép toán đại số và Logic, ví dụ ADD R1, R2 là lệnh cộng 2 giá trị chứa
trong 2 thanh ghi R1, R2, trong trường hợp này cả R1 và R2 đều được gọi là
nguồn vì chứa giá trị trước khi thực hiện phép cộng. Sau khi phép cộng được
thực hiện, kết quả được chứa lại trong R1 và vì thế R1
được
gọi là đích trong trường hợp này. R1 vừa là nguồn, vừa là đích trong khi R2
chỉ là
nguồn,
nếu viết ví dụ này dưới dạng tổng quát sẽ là : ADD Rd, Rr.
- R: kết quả sau khi lệnh được
thực thi.
- K: hằng số.
- k: hằng số chỉ địa chỉ tuyệt
đối của thanh ghi.
- b: (0 đến 7) số thứ tự bit
trong các thanh ghi của Register File và vùng nhớ I/O.
- s: (0 đến 7) số thứ tự bit
trong thanh ghi trạng thái SREG.
- X,Y,X: các thanh ghi địa chỉ
tương đối (X=R27:R26, X=R29:R28, X=R31:R30).
- A: địa chỉ I/O.
- q: độ dịch chuyển của địa chỉ
tuyệt đối.
I. Instruction chỉ dùng cho Register Files.
- LDI (LoaD Immediate).
- Cú pháp: LDI Rd,K
- Chức năng: Load hằng số K vào
thanh ghi Rd.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ: LDI R16, 99 kết quả là
thanh ghi R1 mang giá trị 99.
- MOV (MOVE).
- Cú pháp: MOV Rd, Rr
- Chức năng: Copy giá trị trong
thanh ghi Rr vào thanh ghi Rd.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ: MOV R15, R16 kết quả
là R15 có cùng giá trị với R16 (R15=R16=99).
- CLR (CLEAR Register).
- Cú pháp: CLR Rd
- Chức năng: Copy giá trị trong
thanh ghi Rr vào thanh ghi Rd.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ: áp dụng cho tất cả các
thanh ghi trong RF.
- SER (SET Register).
- Cú pháp: SER Rd
- Chức năng: set tất cả các bit
tronh thanh ghi Rd lên 1, sau lệnh này thanh ghi Rd=0xFF.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ: SER R16 kết quả là R16
= 0xFF.
- CBR (CLEAR Bit in Register).
- Cú pháp: CBR Rd, K
- Chức năng: xóa các bit trong
thanh ghi Rd với “mặt nạ” K, nếu Bit nào trong K là 1 thì Bit
tương ứng trong Rd sẽ bị xóa.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ: CBR R16, 0xF0
kết quả là 4 bit cao nhất của R16 bị xóa vì K=11110000 (B).
- SBR (SET Bit in Register).
- Cú pháp: SBR Rd, K
- Chức năng: set các bit trong
thanh ghi Rd với “mặt nạ” K, nếu Bit nào trong K là 1 thì
- Bit tương ứng trong Rd sẽ
được set lên 1.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ: SBR R16, 0xF0
kết quả là 4 bit cao nhất của R16 được set lên 1 vì K=11110000
(B).
- BLD (Bit LoaD from T Flag).
- Cú pháp: BLD Rd,b
- Chức năng: Load giá trị trong
cờ T của thanh ghi SREG vào bit thứ b trong thanh
- ghi Rd. Đây cũng chính là
chức năng chính của cờ T.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
SET ; set bit T lên 1
BLD R16, 4
Kết quả là bit 4 của thanh ghi R16 được set lên 1 vì giá trị của bit T
là 1.
- BST (Bit Storage from T Flag).
- Cú pháp: BST Rd,b
- Chức năng: Copy bit thứ b
trong thanh ghi Rd vào trong cờ T của thanh ghi SREG.
- Đây cũng chính là chức năng
chính của cờ T.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ: BST R16, 4 kết quả là
cờ T chứa giá trị của bit 4 của thanh ghi R16.
- CPI (COMPARE with Immediate).
- Cú pháp: CPI Rd, K
- Chức năng: so sánh thanh ghi
Rd với hằng số K, lệnh này làm thay đổi nhiều bit
- trong thanh ghi SREG trong đó
sự thay đổi của cờ Zero là quan trọng nhất, nếu
- Rd = K cờ Z=1, ngược lại Z=0,
sử dụng đặc điểm thay đổi của cờ Z kết hợp với
- lệnh BRNE hoặc BREQ chúng ta
có thể tạo thành một lệnh rẽ nhánh.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ:
LDI R16, 10
CPI R16, 10
Kết quả là cờ Z được set thành 1 vì lúc này R16 =10.
- ANDI (AND with Immediate).
- Cú pháp: ANDI Rd, K
- Chức năng: thực hiện phép
Logic AND giữa thanh ghi Rd với hằng số K và kết
- quả đặt lại trong Rd.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ: ANDI R17, 0x00 kết quả
là R17 có 0x00.
- AND (Logical AND).
- Cú pháp: AND Rd, Rr
- Chức năng: thực hiện phép
Logic AND giữa 2 thanh ghi Rd và Rr , kết quả đặt
- lại trong Rd.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R1, 0xFF ;(11111111)
LDI R17, 0xAA; (10101010)
AND R1, R17
Kết quả là R1=0xAA vì 11111111 & 10101010 =10101010.
- ORI (Logical OR with Immediate).
- Cú pháp: ORI Rd, K
- Chức năng: thực hiện phép
Logic OR giữa thanh ghi Rd với hằng số K và kết
- quả đặt lại trong Rd.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ: ORI R17, 0xFF kết quả
là R17 có 0xFF.
- OR (Logical OR).
- Cú pháp: OR Rd, Rr
- Chức năng: thực hiện phép
Logic OR giữa 2 thanh ghi Rd và Rr , kết quả đặt
- lại trong Rd.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R1, 0xFF ;(11111111)
LDI R17, 0xAA; (10101010)
OR R1, R17
Kết quả là R1=0xFF vì 11111111 or 10101010 =11111111.
- LSL (Logical Shift Left).
- Cú pháp: LSL Rd
- Chức năng: dịch tất thanh ghi
Rd sang trái 1 vị trí, Bit 7 (bit lớn nhất) của Rd
- sẽ được chứa trong cờ nhớ C,
bit 0 của Rd bị xóa thành 0. Thực chất LSL
- tương đương với phép nhân
thanh ghi Rd với 2. Bạn xem hình minh họa bên
- dưới.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R1, 0B11000011 ; (dạng nhị phân của 195)
LSL R1
Kết quả là R1=10000110 và cờ C =1
vì thanh ghi R1 đã được dịch sang trái 1
vị trí, trước khi dịch bit 7 của
R1 là 1 nên sau khi dịch bit này được chứa trong C,
cho nên C=1.
- LSR (Logical Shift Right).
- Cú pháp: LSR Rd
- Chức năng: dịch tất thanh ghi
Rd sang phải 1 vị trí, Bit 0 (bit nhỏ nhất) của Rd
- sẽ được chứa trong cờ nhớ C,
bit 7 của Rd bị xóa thành 0. Thực chất LSR
- tương đương với phép chia
thanh ghi Rd cho 2. Bạn xem hình minh họa bên dưới.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R1, 0B11000110 ; (dạng nhị phân của 195)
LSR R1
Kết quả là R1=01100001 và cờ C =1
vì thanh ghi R1 đã được dịch sang phải
1 vị trí, trước khi dịch bit 0 của
R1 là 1 nên sau khi dịch bit này được chứa
trong C, cho nên C=1.
- ADD (ADD without Carry).
- Cú pháp: ADD Rd, Rr
- Chức năng: thực hiện phép
cộng 2 thanh ghi Rd và Rr , kết quả đặt lại trong
- Rd. Cờ nhớ C không được sử
dụng.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R16, 30
LDI R17, 25
ADD R16, R17
Kết quả là R16=55.
- INC (INCrement).
- Cú pháp: INC Rd
- Chức năng: tăng thanh ghi Rd
1 đơn vị và kết quả đặt lại trong Rd. Lệnh này
- đặc biệt thích hợp cho các
ứng dụng lặp, kết hợp với BREQ hay BRNE có
- thể tạo thành 1 vòng lặp FOR.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ: INC R17 kết quả là R17
được tăng thêm 1 đơn vị.
- SUB (SUBtract without Carry).
- Cú pháp: SUB Rd,
Rr
- Chức năng: thực hiện phép trừ
2 thanh ghi Rd - Rr , kết quả đặt lại trong Rd.
- Cờ nhớ C không được sử dụng.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R16, 30
LDI R17, 25
SUB R16, R17
Kết quả là R16=5.
- SUBI (SUBtract Immediate).
- Cú pháp: SUBI Rd,
K
- Chức năng: thực hiện phép
trừ thanh ghi Rd với hằng số K, kết quả đặt lại
- trong Rd.
- Giới hạn: chỉ áp dụng cho các
thanh ghi từ R16 đến R31.
- Ví dụ:
LDI R16, 30
SUBI R16, 20
Kết quả là R16=10.
- DEC (DECrement).
- Cú pháp: DEC Rd
- Chức năng: giảm thanh ghi Rd
1 đơn vị và kết quả đặt lại trong Rd. Lệnh này
- đặc biệt thích hợp cho các
ứng dụng lặp, kết hợp với BREQ hay BRNE có thể
- tạo thành 1 vòng lặp FOR.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ: DEC R17 kết quả là R17
được giảm đi 1 đơn vị.
- MUL (MULtiply unsigned).
- Cú pháp: MUL Rd, Rr
- Chức năng: thực hiện phép
nhân không dấu 2 thanh ghi 8 bit Rd, Rr, kết quả là 1
- số 16 bit đặt trong 2 thanh
ghi R1:R0. Chú ý nếu Rd và Rr là các thanh ghi R1
- và R0 thì kết quả sau khi
tính được sẽ được viết đè lên. Xem hình minh họa
- instruction MUL bên dưới.
- Giới hạn: áp dụng cho tất cả
các thanh ghi trong RF.
- Ví dụ:
LDI R16, 30
LDI R17, 25
MUL R16, R17
Kết quả là R1=0x2, R0=0xEE, vì 30x25=750=0x02EE.
II. Instruction cho các thanh ghi I/O.
Bốn instruction sau đây được thiết kế riêng để truy cập
vùng nhớ I/O, các instruction
này sử dụng địa chỉ I/O của các thanh ghi trong vùng nhớ
này. Vì là thiết kế riêng cho
vùng nhớ I/O, bạn không thể sử dụng các thanh ghi này để
truy cập RF hay SRAM.
Trong các cú pháp của instruction này, khái niệm địa chỉ A
là địa chỉ I/O, 0 ≤ A ≤ 63
, nếu trong ví dụ A=0x00 thì đó là thanh ghi đầu tiên của
vùng I/O, không phải là
thanh ghi R0.
- OUT (OUTPUT Data).
- Cú pháp: OUT A, Rr
- Chức năng: xuất giá trị
từ thanh ghi Rr ra thanh ghi có địa chỉ A trong vùng
- nhớ I/O. đây là cách phổ biến
nhất để xuất giá trị ra vùng I/O.
- Giới hạn: Rr là thanh ghi RF
bất kỳ, A bị giới hạn từ 0 đến 63.
- Ví dụ:
LDI R16, 0xFF
OUT 0x11, R16
Kết quả là thanh ghi có địa chỉ 0x11 trong vùng I/O, tức thanh ghi DDRD,
có
- giá trị bằng 0xFF.
- IN (INPUT Data).
- Cú pháp: IN Rr, A
- Chức năng: Load giá trị
từ thanh ghi có địa chỉ A trong vùng nhớ I/O vào
- thanh ghi Rr. Đây là cách phổ
biến nhất để nhận giá trị từ vùng I/O.
- Giới hạn: Rr là thanh ghi RF
bất kỳ, A bị giới hạn từ 0 đến 63.
- Ví dụ:
IN R16, 0x10
Kết quả là thanh ghi R16 nhận được giá trị của thanh ghi có địa chỉ 0x11
- trong vùng I/O, tức thanh ghi
PIND, đây chính là ví dụ đọc giá trị các chân
- của PORTD vào R16.
- SBI (Set Bit in I/O Register).
- Cú pháp: SBI A, b
- Chức năng: Set bit thứ
b trong thanh ghi có địa chỉ A trong vùng nhớ I/O.
- Tuy nhiên lệnh này không có
tác dụng trên toàn bộ vùng I/O mà chỉ có
- tác đối với 32 thanh ghi đầu
(địa chỉ từ 0 đến 31).
- Giới hạn: b là số thứ các bit
trong thanh ghi, 0≤b≤7; A bị giới hạn từ 0 đến 31.
- Ví dụ:
SBI 0x12, 2
Kết quả là bit 2 của thanh ghi có địa chỉ 0x12 trong vùng I/O, tức thanh
- ghi PORTD, được set lên 1.
Đây chính là ví dụ set chân PD2 của PORTD.
- CBI (Clear Bit in I/O Register).
- Cú pháp: CBI A, b
- Chức năng: xóa bit thứ
b trong thanh ghi có địa chỉ A trong vùng nhớ I/O.
- Tuy nhiên lệnh này không có
tác dụng trên toàn bộ vùng I/O mà chỉ có
- tác đối với 32 thanh ghi đầu
(địa chỉ từ 0 đến 31).
- Giới hạn: b là số thứ các bit
trong thanh ghi, 0≤b≤7; A bị giới hạn từ 0
- đến 31.
- Ví dụ:
CBI 0x12, 2
Kết quả là bit 2 của thanh ghi có địa chỉ 0x12 trong vùng I/O, tức thanh
- ghi PORTD, bị xóa thành 0.
Đây chính là ví dụ xóa chân PB2 của PORTD.
III. Các con trỏ X, Y, Z và cách truy cập
toàn bộ không gian bộ nhớ.
Trong Register File của AVR, các thanh ghi từ R26 đến
R31ngoài chứa năng
thanh ghi thông thường còn có chức năng là con trỏ
(Pointer) trong việc truy
cập bộ nhớ (cả bộ nhớ data và bộ nhớ Program). Nếu được sử
dụng như các
Pointer, các thanh ghi trên được biết đến với tên gọi X,
Y, Z. Định nghĩa như
sau: X=R27:R26, Y=R29:R28, Z=R31:R30. Chúng là 3 thanh ghi
16 bit được
định nghĩa trước cho tất cả các AVR. Ngoài ra trong các
file định nghĩa cho
chip chúng ta có thêm 6 định nghĩa khác là XL, XH, YL, YH,
ZL, ZH cũng
chính là tên gọi của R26-> R31. Phần này chúng ta khảo
sát một số instruction
dùng truy cập toàn bộ khồi nhớ của AVR bằng cách sử dụng
địa chỉ trực tiếp
và bằng cách sử dụng Pointer.
- LDS (LoaD direct from data Space).
- Cú pháp: LDS Rd, k
- Chức năng: load giá trị
1 byte từ thanh ghi có địa chỉ k trong SRAM
- vào thanh ghi Rd, k là dạng
địa chỉ tuyệt đối có giới hạn từ 0 đến
- 65535(2^16-1).
- Giới hạn: Rd là thanh ghi bất
kỳ trong RF nhưng giá trị lớn nhất của k
- là 65535, vì thế với lệnh này
ta không thể truy cập vượt quá khoảng
- không gian 64KB. Nếu muốn
truy cập vùng không gian lớn hơn 64KB
- chúng ta cần một số hỗ trợ,
tuy nhiên ở đây tôi giả sử bộ nhớ của chip
- (thường là bộ nhớ data) không
vượt quá 64KB (thực tế chưa có chip
- AVR nào có SRAM hay EEPROM
vượt quá 64KB).
- Ví dụ:
LDS R2, 0x0060
Kết quả là thanh ghi R2 chứa giá trị của thanh ghi có địa chỉ 0x0060,
đây
- là thanh ghi đầu tiên trong
khoảng SRAM (sau RF và vùng I/O) của AVR.
- STS (STorage direc to data
Space).
- Cú pháp: STS k, Rr
- Chức năng: instruction
này hoàn toàn giống LDS nhưng dùng để xuất dữ
- liệu từ thanh ghi Rr ra RAM,
ngươi đọc có thể tham khảo phần giải thích
- cho LDS.
Sử dụng địa chỉ trực tiếp thì câu lệnh sẽ đơn giản nhưng
rất khó nhớ phần địa chỉ,
thông thường SRAM là vùng chúng ta hay sử dụng để chứa
biến tạm thời, trong
các ngôn ngữ cấp cao ta chỉ cần nhớ tên biến nhưng với ASM
chúng ta phải nhớ
địa chỉ của chúng. Một cách tốt để tránh việc này là dùng
chỉ thị (DIRECTIVE,
bạn xem lại bài 1) . EQU để gán tên biến cho 1 địa chỉ, ví
dụ .EQU
bientam = 0x0060 và sau đó sử dụng bientam thay cho
0x0060.
Một cách khác được dùng để truy cập bộ nhớ mà không dùng
địa chỉ tuyệt đối
là sử dụng sử dụng con trỏ. Có 2 instruction hỗ trợ con
trỏ là LD(LoaD indirect
from data Space), và ST (STorage indirec to data
Space), LD đọc dữ liệu từ
SRAM vào thanh ghi còn ST lưu dữ liệu từ thanh ghi vào
SRAM. Cả 3 con
trỏ X, Y và Z đều có thể được dùng nhưng có một số điểm
lưu ý: cả 3 đều
dùng được trong trường hợp truy xuất thông thường nhưng
với cách truy cập
có offset, con trỏ X không sử dụng được. Để truy xuất bộ
nhớ chương trình
bằng con trỏ thì Z là giải pháp duy nhất…Dưới đây là 1 số
cách sử dụng LD,
ST kết hợp với con trỏ, chúng ta xét thông qua các ví dụ.
Ví dụ 1:
CLR R27 ; xóa R27, tức
xóa byte cao của pointer X
LDI R26, 0x60 ; load giá trị 0x60 vào R26, tức byte thấp của pointer X
; sau 2 dòng trên, giá pointer X là 0x0060, sẵn
sàng để trỏ đến vị trí đầu tiên
trong SRAM.
LD R1, X+ ;
Load giá trị ở ố nhớ 0x0060 vào R1 (vì X trỏ đến 0x0060), sao đó
tăng giá trị ;X lên 1,
như thế sau lệnh này X=0x0061
LD R2, X+ ;
Load giá trị ở ố nhớ 0x0061 vào R2, sao đó tăng giá trị ;X lên 1,
như thế sau lệnh này
X=0x0062
LD R3, X ;
Load giá trị ở ô nhớ 0x0062 vào R3 và không thay đổi X
LD R4, -X ; Giảm giá trị của X trước
(X=0x0061), sau đó load giá trị ở ô nhớ
0x0061 vào R4
Từ ví dụ này chúng ta thấy có 3 cách cơ bản để load dữ
liệu từ SRAM bằng
con trỏ, cách Load trực tiếp trong trường hợp LD R3,
X, cách load post
-increment (hoặc post-decrement) như trong trường hợp LD
R1, X+ và cách
load pre-decrement (hoặc pre-increment) trong trường hợp
LD R4, -X.
Chúng ta có thể viết lại ví dụ trên nhưng sử dụng con trỏ
Y hoặc Z thay cho
X. Ví dụ viết cho instruction ST cũng hoàn toàn tương tự.
Tuy nhiên cách truy cập theo cách pre hay post đều làm
thay đổi giá trị của con
trỏ, điều này có 1 bất lợi là nếu chúng ta muốn quay lại
vị trí ô nhớ nào đó,
chúng ta phải tiếp tục thay đổi con trỏ. Để tránh việc làm
này, 1 cách truy cập
khác được hỗ trợ là truy cập “Offset”. Xét ví dụ sau:
LD R1, Y+1
Đây chính là cách truy cập Offset dùng con trỏ Y, cách
viết trên là tương đương
với cách viết
LD R1, Y+
Nhưng điểm khác biệt ở đây là cách viết Offset không làm
thay đổi giá trị của
con trỏ Y. Sử dụng Offset có ưu điểm như sử dụng mảng
(array) trong các ngôn
ngữ lập trình cấp cao. Cần chú ý là giá trị offset không
vượt quá 63 và phương
pháp này chỉ dùng cho 2 thanh ghi Y và Z.
IV. Rẽ nhánh và vòng lặp.
Không giống như các ngôn ngữ cấp cao, khi lập trình bằng
ASM bạn không được
hỗ trợ các cấu trúc điều khiển như If, For, While…người
lập trình ASM phải tự
xây dựng cho mình các cấu trúc này từ những instruction cơ
bản. Nếu bạn có trong
tay tài liệu tra cứu instruction cho AVR bạn sẽ thấy có
rất nhiều instruction có
dạng BRxx, với BR là viết tắt của từ Branch (rẽ nhánh).
Đây là các instruction
cơ bản giúp bạn xây dựng các cấu trúc điều khiển tương
đương If, For, While
…cho riêng mình.
Trước hết ta sẽ khảo sát instruction BRNE bằng cách xem
lại ví dụ trong bài
DELAY:
LDI R20, 0xFF
DELAY0:
LDI R21, 0xFF
DELAY1:
DEC R21
BRNE DELAY1
DEC R20
BRNE DELAY0
RET
Bạn hãy chú ý 4 dòng lệnh nằm giữa đoạn chương trình trên
(bắt đầu từ dòng 4),
dòng đầu tiên thì bạn đã biết - load giá trị 255 vào thanh
ghi R21, sau đó tôi
đặt 1 label DELAY1- xem như là 1 cột mốc, dòng 3,
instruction DEC bạn mới
được học hôm nay - giảm giá trị thanh ghi R21 đi 1 đơn vị,
và cuối cùng
BRNE DELAY1, BRNE là viết tắt của BRanch if Not Equal – rẽ
nhánh nếu
không bằng, thực ra bản chất của lệnh này là rẽ nhánh nếu
cờ Zero không
bằng 1. Như thế câu lệnh BRNE DELAY1 của chúng ta được AVR
thực
hiện như sau: kiểm tra cờ Z, nếu Z=1 tiếp tục thực hiện
dòng tiếp theo sau
mà không quan tâm đến nhãn DELAY1, nhưng nếu Z=0 thì nhảy
đến nhãn
DELAY1. Bạn thấy rằng ban đầu R21 =255, sau khi giảm 1 bởi
DEC, thanh
ghi R21=254≠0, cờ Z =0, rẽ nhánh xảy ra, bộ đếm chương
trình nhảy về nhãn
DELAY1. Quá trình này lặp lại khoảng 255 lần trước khi R21
=0 dẫn đến Z=1.
Bao bên ngoài vòng lặp của nhãn DELAY1 là vòng lặp của
nhãn DELAY0, cách
hiểu hoàn toàn tương tự nhưng trước khi lệnh DEC R20 được
thực thi thì phải
chờ cho vòng lặp DELAY1 kêt thúc. Bản thân DELAY0 cũng là
1 vòng lặp
255 lần. kết quả cuối cùng là ta thu được 1 vòng lặp
khoảng 255x255 lần mà
không làm gì cả, đó chính là ý nghĩa và cách hoạt động của
đoạn chương trình
con DELAY.
Bên cạnh BRNE chúng ta có 1 số instruction phục vụ rẽ
nhánh khác như:
- BREQ (BRanch if EQual).
- Cú pháp: BREQ LABEL
- Chức năng: Nhảy đến
nhãn LABEL nếu cờ Z =1. Cờ Z chịu tác động
- của rất nhiều instruction như
CP, CPI, SUB, SUBI…vì thế BREQ thường
- được sử dụng sau các
instruction này.
- Ví dụ:
LDI R16, 0xFF
LDI R17, 0xFF
CP R16, R17 ; so sanh 2 thanh ghi R16, R17
BREQ RENHANH
…..
RENHANH:
; thực hiện những việc khi rẽ nhánh.
Kết quả là việc rẽ nhánh xảy ra vì khi so sánh bằng CP, R17=R16
nên cờ
- Z tự động được set bằng 1,
lệnh BREQ được thực thi và nhảy đến nhãn
- RENHANH. Ví dụ này tương
đương cấu trúc if (R16=R17) {thực hiện
- những việc khi rẽ nhánh}.
- BRLO (BRanch if LOwer).
- Cú pháp: BRLO LABEL
- Chức năng: bản chất của
câu lệnh là nhảy đến nhãn LABEL nếu cờ C =1.
- Tuy nhiên, thông thường lệnh
này sử dụng theo sau các instruction như CP,
- CPI, SUB, SUBI…khi đó việc rẽ
nhánh sẽ xảy ra nếu thanh ghi Rd
- Ví dụ:
EOR R16, R16 ;XOR R16 với chính nó, tương đương CLR R16
VONG LAP:
INC R16 ;tăng R16 thêm 1 đơn vị
CPI R16, $10 ;so sánh R16 với số hexadecimal $10
BRLO VONGLAP ;nhảy về VONGLAP nếu R16 <$10
NOP ;câu lệnh này sẽ được thực thi nếu điều kiện rẽ nhánh ở trên
- không thỏa,
; NOP là 1 instruction, chức năng là không làm gì cả.
Kết quả là phần lệnh bên trong VONGLAP sẽ được thưc hiện khoảng
- 16 lần ($10=16) trước khi
thực hiện lệnh NOP.
- BRSH (BRanch if Same or Higher).
- Cú pháp: BRSH LABEL
- Chức năng: bản chất của
câu lệnh là nhảy đến nhãn LABEL nếu cờ C =0.
- Tuy nhiên, thông thường lệnh
này sử dụng theo sau các instruction như CP,
- CPI, SUB, SUBI…khi
đó việc rẽ nhánh sẽ xảy ra nếu
thanh ghi Rd ≥Rr.
- Ví dụ:
SUBI R16, 4 ;trừ R16 đi 4 đơn vị
BRSH RENHANH ; nhảy đến RENHANH nếu R16 ≥ 4
….
RENHANH:
NOP
…
Còn rất nhiều instruction rẽ nhánh
bạn có thể sử dụng để tạo cấu trúc điều
khiển, chú ý là các instruction
này đều hoạt động dựa trên trạng thái của 1
cờ nào đó, do đó bạn cần lựa chọn
1 lệnh phù hợp để thực thi trước các
instruction rẽ nhánh này, để làm
được như vậy bạn cần xem kỹ tài liệu
hướng dẫn INSTRUCITON cho AVR.
|
0 nhận xét :
Đăng nhận xét